DẪN NHẬP
Đào luyện nhân sự là một vấn đề quan trọng và cần thiết của bất kỳ tổ chức – đoàn thể nào. Từ nhân sự mới cho đến các nhân sự cấp cao hơn, mỗi người với vai trò, khả năng, tính cách khác nhau.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể muốn phát triển vững mạnh và luôn đi theo đúng tôn chỉ của TNTT thì phải luôn có được nguồn nhân sự Huynh trưởng – Giáo lý viên có kiến thức, kỹ năng vững vàng và luôn thấm nhuần tôn chỉ của TNTT, lòng yêu mến Thánh Thể và sự nhiệt thành làm Tông đồ cho Chúa và tinh thần hăng say phục vụ mọi người, đặc biệt là các em thiếu nhi.
Việc huấn luyện nhân sự đòi hỏi một lộ trình thực hiện rõ ràng, bao gồm các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn Trưởng tập sự:
- Tuyển lựa
- Huấn luyện Trưởng tập sự (mở đầu)
- Xét duyệt và Tuyên hứa
- Giai đoạn Huynh trưởng – Giáo lý viên:
- Huấn luyện thường kỳ (Thường huấn)
- Xét duyệt và Thăng cấp
Để đạt được như thế đòi hỏi sự kiên trì, bền tâm trong việc huấn luyện và tự huấn luyện của người HT-GLV, việc huấn luyện không thể dừng lại ở mức sau khi hoàn thành giai đoạn Trưởng tập sự, mà còn phải tiếp nối liên tục, không chỉ là trong chặng đường với khăn quàng đỏ sọc vàng trên vai nữa mà là cả thời gian sau này, vì “Một ngày là Huynh trưởng, suốt đời ta là Huynh trưởng”.
TỔNG QUÁT VỀ VIỆC HUẤN LUYỆN
A. Tiêu chuẩn tuyển lựa tham gia Huynh trưởng – Dự trưởng
- Từ 18 tuổi trở lên, đã tốt nghiệp THPT.
- Đã lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô Giáo (Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể).
- Có tinh thần hăng hái vui tươi, học hỏi, hòa đồng, và yêu mến đối với mọi người và các em thiếu nhi.
- Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của Thiếu Nhi Thánh Thể và Xứ đoàn.
- Sẵn sàng thể hiện tinh thần vâng phục nơi Cha Tuyên Úy, Ban quản trị đoàn cùng các anh chị Huynh trưởng cấp trên.
B. Các chiều kích huấn luyện
Việc huấn luyện toàn diện
Để đạt được mục đích đó, HT-GLV cần được huấn luyện một cách toàn diện về cả 4 chiều kích: (1) Nhân bản, (2) Thiêng liêng, (3) Tri thức, (4) Sứ vụ. Các chiều kích này cần được chú trọng như nhau trong quá trình đào tạo. Không thể bỏ qua, coi nhẹ hay chú trọng thái quá về một chiều kích nào. Nhờ việc huấn luyện toàn diện này mà HT-GLV sẽ đạt đến sự hài hòa và thống nhất đời sống trên các bình diện: thiêng liêng, thế tục và tông đồ.
- Chiều kích nhân bản
- Là nền tảng của công tác đào tạo HT-GLV.
- HT-GLV cần được huấn luyện để trưởng thành về mặt nhân bản ngay trong chính đời sống thường ngày qua việc:
- Hiểu rõ về các đức tính nhân bản theo tinh thần Kitô giáo.
- Tập luyện các đức tính đó trong đời sống hằng ngày.
- HT-GLV cũng phải chú trọng việc huấn luyện lương tâm để có được lương tâm ngay thẳng.
- HT-GLV cũng phải rèn luyện cho mình một óc phán đoán sáng suốt và quân bình trước các sự việc.
- Chiều kích thiêng liêng
- Là linh hồn của công tác đào tạo HT-GLV.
- HT-GLV cần có một đời sống nội tâm sâu sắc qua việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, đặc biệt qua việc siêng năng tham dự Thánh lễ và rước lễ, đồng thời ngày một thăng tiến trong đời sống cầu nguyện.
- HT-GLV không hài lòng hay dừng lại nơi lối sống đạo phô trương, hình thức ; trái lại, phải luôn đi vào chiều sâu linh thánh trong từng hoạt động.
- Chiều kích tri thức
- Là phương tiện của công tác đào tạo.
- Cần có một kiến thức căn bản về các môn học sau:
- Các môn học về Giáo lý: Thánh Kinh, Tín lý, Phụng vụ, Luân lý, Kinh nguyện, Linh đạo giáo lý viên, Lịch sử cứu độ, Lịch sử Giáo Hội, Các văn kiện của Giáo Hội, Truyền giáo, Đối thoại liên tôn.
- Các môn học về Phong trào TNTT: Lịch sử phong trào, Bản chất – tôn chỉ – mục đích phong trào, Tổ chức của phong trào, Các phương pháp giáo dục của phong trào, Các kỹ năng chuyên môn.
- Việc trau dồi kiến thức căn bản có được nhờ tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện HT-GLV nơi giáo xứ và giáo phận, các sa mạc huấn luyện, các buổi thường huấn và các khóa học chuyên môn khác.
- Cần có tinh thần tự học cao và có khả năng tự học thông qua sách vở và các phương tiện khác.
- Cần ý thức việc trau dồi kiến thức là kéo dài suốt đời chứ không chỉ đóng khung trong giai đoạn trưởng tập sự.
- Chiều kích sứ vụ
- Là đặc trưng của công tác đào tạo.
- Có những hiểu biết căn bản về: Tâm lý lứa tuổi, Sư phạm giáo lý, Linh hoạt viên, Truyền thông, Giao tế, Văn hóa Việt Nam.
- Có những kỹ năng cần thiết để
- Tổ chức một buổi gặp gỡ giáo lý.
- Tổ chức một buổi sinh hoạt chi đoàn
- Tổ chức các hoạt động khác theo phương pháp giáo dục siêu nhiên và tự nhiên của phong trào.
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lên chương trình và kỹ năng làm việc nhóm.
- Quan tâm đến các vấn đề hiện tại của xã hội và Giáo Hội.
- Giữ mối tương quan thân tình và đúng mực với bề trên, với các HT-GLV khác, với các em thiếu nhi và với phụ huynh.
HUẤN LUYỆN TRƯỞNG TẬP SỰ
A. ĐẠI CƯƠNG HUẤN LUYỆN
- Mục đích
- Giúp TTS ý thức về ơn gọi cao quý và chuyên biệt của mình trong Hội Thánh. Định hướng cho các TTS về việc tự rèn luyện lâu dài để có thể trở thành một HT-GLV đích thực.
- Giúp TTS hiểu biết rõ ràng và chắc chắn về các mầu nhiệm Kitô giáo và có khả năng thông truyền các mầu nhiệm ấy nhờ các phương pháp hữu hiệu của Phong trào TNTT ; để nhờ đó có thể chu toàn sứ mệnh giúp các em thiếu nhi trở nên đồng hình đồng dạng và nên một với Đức Kitô.
- Trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để các TTS có thể chu toàn bổn phận và những công việc được giao, trước hết là một người Chi đoàn trưởng, sau là các công việc thực tế trong Xứ đoàn – Ngành.
- Giúp các TTS hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của Xứ đoàn, về bản sắc và văn hóa của Xứ đoàn, để từ đó gìn giữ và phát huy hơn nữa những di sản các thế hệ đi trước để lại.
- Truyền cảm hứng về tư duy trong sáng, yêu mến Phong trào TNTT và Xứ đoàn, yêu mến các em thiếu nhi và ham muốn phục vụ bằng tất cả khả năng mà mình có.
- Thời gian huấn luyện
- Một (01) năm
B. TIẾN TRÌNH HUẤN LUYỆN
Xem thêm tại: https://tntanviet.com/chuong-trinh-thang-tien-truong-tap-su/
HUẤN LUYỆN THƯỜNG KỲ
A. ĐẠI CƯƠNG HUẤN LUYỆN
- Mục đích
- Tiếp tục quá trình rèn luyện lâu dài để có thể trở thành một Huynh trưởng – Giáo lý viên đích thực.
- Huấn luyện chuyên môn để trở thành Huynh trưởng ở những cấp cao hơn như HT-GLV cấp quản trị, cấp điều hành xứ đoàn.
- Huấn luyện thực hiện các công việc và hoạt động thực tế trong Xứ đoàn – Ngành – Ban – Lớp huấn luyện.
- Thời gian huấn luyện
- Từ khi trở thành HT-GLV chính thức của Xứ đoàn
B. TIẾN TRÌNH HUẤN LUYỆN
Huynh trưởng các cấp thường xuyên tự trau dồi về các kiến thức Giáo lý, Kinh Thánh, Nhân Bản, Phong Trào và Chuyên Môn và thông qua các phương pháp giáo dục tự nhiên – siêu nhiên để hướng dẫn các em thiếu nhi hiểu biết, yêu mến và sống đạo một cách tốt hơn, trở thành một con người kiện toàn và người Kitô hữu hoàn hảo, sẵn sàng đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người xung quanh
Cha Tuyên Úy và BQT Đoàn khuyến khích và tạo điều kiện cho Huynh trưởng các cấp của Xứ đoàn theo học các khóa đào tạo Giáo lý viên, huấn luyện Huynh trưởng ở những cấp cao hơn, các khóa chuyên hiệu và kỹ năng chuyên môn cần thiết để các anh chị nâng cao trình độ, khả năng và gia tăng lòng yêu mến Chúa Giêsu và TNTT, đồng thời qua đó cũng giao lưu và học hỏi với các cấp tổ chức khác trong hệ thống của TNTT Việt Nam như Liên đoàn, Hiệp đoàn và các Xứ đoàn bạn.
Một số gợi ý cho việc huấn luyện:
- Khóa đào tạo Giáo lý viên Cấp II và Cấp III do Ban mục vụ Giáo lý TGP Sài Gòn tổ chức
- Giáo lý viên cấp II – Đào tạo GLV trong chiều kích và mối tương quan với Giáo Hội.
- Phụng Vụ Bí Tích
- Tìm Hiểu Cựu Ước
- Sư Phạm Giáo Lý Thiếu Nhi
- Lịch Sử Cứu Độ
- Lịch Sử Giáo Hội
- Giáo lý viên cấp III – Đào tạo GLV trong chiều kích và mối tương quan với Mọi Người.
- Luân Lý
- Tìm Hiểu Tân Ước
- Sư Phạm Giáo Lý Thiếu Niên
- Công Đồng Vatican II
- Tìm Hiểu Các Tôn Giáo Khác
- Giáo lý viên cấp II – Đào tạo GLV trong chiều kích và mối tương quan với Giáo Hội.
- Sa mạc huấn luyện Huynh trưởng Cấp II và Cấp III do Ban mục vụ Thiếu Nhi – Liên đoàn Anrê Phú Yên TGP Sài Gòn tổ chức
- Sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng Cấp II – Tabor:
- 2 đợt Sa Mạc
- Huấn luyện Huynh trưởng theo 3 chuyên ngành Ấu Nhi – Thiếu Nhi – Nghĩa Sĩ
- Khẩu hiệu: Tabor – Lên đường
- Sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng Cấp III – Golgotha:
- 3 đợt Sa Mạc
- Huấn luyện Huynh trưởng cấp quản trị – điều hành đoàn
- Khẩu hiệu: Golgotha – Dấn thân
- Sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng Cấp II – Tabor:
- Các chuyên hiệu, khóa bồi dưỡng kỹ năng do các cấp trong TNTT tổ chức
- Chuyên hiệu nghi thức
- Chuyên hiệu sinh hoạt
- Chuyen hiệu truyền thông
- Các khóa bồi dưỡng về sinh hoạt, kỹ năng do các cấp Liên đoàn, Hiệp đoàn khác tổ chức …v…v….
- Thường huấn HT-GLV ở xứ đoàn
- Trách nhiệm huấn luyện Huynh trưởng đoàn thuộc về Cha Tuyên Úy, quý Dì Trợ Úy và BQT Đoàn.
- Xứ đoàn trưởng và Xứ đoàn phó nghiên huấn thực hiện việc lên chương trình Thường huấn cho HT-GLV của xứ đoàn theo sự hướng dẫn của Cha Tuyên Úy và nhu cầu, mối quan tâm của các HT-GLV.
- Có thể mời quý Cha, quý tu sĩ, huấn luyện viên, các chuyên viên…. đứng các bài khóa liên quan
- Ban điều hành đoàn phối hợp và cộng tác trong công tác thường huấn, huấn luyện này theo yêu cầu của Cha Tuyên úy và BQT đoàn.
- Một số bài thường huấn đã được tổ chức:
- Năm 2020:
- Tổ chức buổi gặp gỡ giáo lý và sử dụng biểu mẫu GGGL – Ban nghiên huấn
- Chuyên đề giáo dục sức khỏe: phòng chống dịch Covid-19 – Bs. Martinô Nguyễn Châu Hoàng Vũ (HT-GLV xứ đoàn)
- Năm 2019:
- Kỹ năng sinh hoạt – Tr. GB Trần Huyên (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Sáng tác cử điệu bài hát – Tr. Giêrônimô Đỗ Hoàng Quân (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Tư duy tìm kiếm tài liệu – Ban truyền thông
- Tổng quát về Nghiêm tập – Ban trực nhật kỷ luật
- Thực trạng và định hướng sư phạm giáo lý – Ban nghiên huấn
- Năm 2018:
- Tổ chức buổi tĩnh tâm cho thiếu nhi – Dì Têrêsa Vũ Thị Kiều Trâm (MTG Tân Việt)
- Nghệ thuật kể chuyện cho các em thiếu nhi – Tr. Giuse Vũ Minh (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Nghệ thuật lãnh đạo – Tr. Anê Nghê Thị Tuyết Trang (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Năm 2017:
- Tâm lý lứa tuổi các ngành – Tr. PX Mai Tấn Phúc (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Kỹ năng và vai trò người quản trò – Tr. Đaminh Trần Quang Thuận (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Kỹ năng sáng tác cử điệu trong bài hát sinh hoạt – Tr. Antôn Trịnh Anh Khoa (HLV Liên đoàn Anrê Phú Yên)
- Năm 2020:
- Khác
- Huynh trưởng cấp chi đoàn theo dõi, quan sát và học hỏi ở quý Cha, quý Trợ Úy, các Huynh trưởng ở cấp Quản trị và Điều hành đoàn về tinh thần và lòng nhiệt thành, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, các kỹ năng điều hành, sắp xếp công việc và quản lý nhân sự.
- Huynh trưởng cấp quản trị, điều hành đoàn thường xuyên bồi dưỡng các Huynh trưởng cấp chi đoàn, chọn và đào tạo lớp kế thừa cho Xứ đoàn – Ngành – Ban và Lớp huấn luyện nhằm kế thừa những di sản của thế hệ trước và phát huy những điều tích cực, khắc phục những thiếu sót.