Khôn Ngoan
Khuôn ngoan, có nghĩa là “không ngu”.
Người khôn ngoan là có bộ óc sáng suốt, biết nhận xét khách quan, suy nghĩ chính chắn, phán đoán chính xác, biết tiên liệu vấn đề. Muốn được khôn ngoan sáng suốt, ta cần tập luyện biết tiên liệu và óc thực tế.
1. Biết tiên liệu.
a. Tiên liệu là gì?
- Đó là việc nhận định trước khi bắt tay làm việc: Việc gì, mục tiêu nào nhằm đạt đến, phương tiện nào chuẩn bị, khó khăn nào xảy đến, chướng ngại nào vượt qua, kết quả nào xảy ra?
- Ví dụ: Việc xây nhà, công tác xã hội, việc học tập…
b. Lợi ích.
- “Làm việc gì có chuẩn bị trước thì thành tựu, không phòng xa thì hư hỏng. Lời nói thì chuẩn bị trước thì khống vấp váp, làm việc tính trước thì không thất bại, nết hạnh có tính trước thì không lỗi lầm”. (sách Trung Dung)
- “ Không biết lo xa ắt phải sầu gần” (sách Luận Ngữ).
c. Tập tuyên liệu.
- Biết mình sắp làm việc gì, rồi mới bắt tay làm việc.
- Phải điều tra, trước khi đầu tư vào việc.
- Phải biết phương pháp: Xem, Xét, rồi làm.
2. Sống thực tế.
a. Người thực tế.
- Đó là người thấy rõ, thấy đúng, thấy xa về một người, một việc.
- Là người biết mình, biết khả năng và giới hạn của mình.
- Là người biết nhìn toàn thể sự vật, một cách tổng quát, toàn bộ.
b. Cần thiết có óc thực tế.
- Trong học tập: Ta phải chú trọng đến phần thực hành, vì hiểu lý thiết mà chưa thực hành là chưa hoàn thành.
- “ Biết dùng cái không tránh được để tạo ra cái hữu dụng” (Talleyrands).
- Luyện tập “thấy rõ, thấy đúng, thấy xa”, vì đó là 3 nét đặc thù của người thực tế.
- Sống và làm việc cần có phương hướng đúng.
Sáng Kiến (Biến Báo)
1. Sáng kiến là gì?
- Đó là ý tưởng mới lạ và độc đáo do chính mình nghĩ ra, không bắt chước ai.
- Người có óc sáng kiến luôn suy nghĩ, luôn tìm tòi, khám phá, phát minh ra những điều mới lạ.
2. Nền tảng của sáng kiến.
- Do quan sát: Để thấy, để biết sự kiện.
- Do trí thông minh: Biết suy nghĩ, đặt vấn đề.
- Do kinh nghiệm: Nhờ từng trải, rút được kinh nghiệm, tạo mới.
3. Phát huy sáng kiến.
- Phải tự tin, nghĩa là cố gắng tìm hiểu để tự giải quyết.
- Học tập quan sát, thu thập kiến thức khoa học, thông tin kỹ thuật, theo dõi tiến bộ khoa học để cải thiện sinh hoạt.
- Rút kinh nghiệm của người để học cái hay, tìm cái mới.
- Luôn vượt khó, bằng cách tạo phương tiện thích ứng mới.
- Luôn cải tiến việc học bài, làm bài, đường lối làm việc.
Óc Tổ Chức Làm Việc Có Phương Pháp
1. Định nghĩa.
- Tổ chức: Là sắp đặt cho có trật tự, nề nếp, thể thức.
- Theo nghĩa ứng dụng: Tổ chức là sắp đặt công việc gì cho có đủ bộ phận, ngăn nắp hầu dễ tiến hành. Nói cách khác, tổ chức là làm sao cho công việc đỡ tốn thời gian, tiền bạc, nhân lực mà thu hoạch thành quả tối đa.
2. Hai lối tổ chức.
- Tổ chức theo kinh nghiệm:
- đó là lối tổ chức kiểu “ cha truyền con nối” người trước để lại người sau. Kiểu nông dân…
- Tổ chức theo khoa học:
- Đó là môn học dạy ta tìm kiếm những phương pháp chính xác, hợp với khoa học, để làm công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, một cách ích lợi, đỡ tốn giờ, tốn tiền, tốn sức.
3. Phương pháp tổ chức khoa học.
Tổ chức theo khoa học gồm 6 khâu.
a. Chuẩn bị.
- Dự tính: Xác định công việc, nhắm mục tiêu, tìm phương tiện, xem nhân sự.
- Nên đặt các câu hỏi: Tôi muốn làm gì? Nhằm để làm gì? Tôi đang có gì? Tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ làm được gì?
- Muốn chuẩn bị tốt, cần có óc thực tế và tiên liệu công việc, đừng khuếch đại và cũng đừng giảm thiểu, keo kiệt.
b. Phân công, phân nhiệm.
- Cần hiểu khả năng của mình và của người cộng tác. Đừng ôm đồm nhiều việc. Người có óc tổ chức cần biết phân công, phân nhiệm sao cho “ đúng người, đúng việc” phù hợp với khả năng, sở thích của từng người.
- Sự phân công phân nhiệm cần chính xác, rỏ ràng, xác định: Ai? “ với ai?” việc gì? Bao lâu? Bao nhiêu? Khi nào? Thế nào ?…
c. Hệ thống hóa. ( vẽ sơ đồ tổ chức)
- Là xếp đặt qui định rõ rệt các chức vụ và nhân viên trong khuôn khổ kỷ luật , trật tự, nhằm đảm bảo năng suất cá nhân và tập thể.
- Việc hệ thống hóa giúp đỡ cho mỗi người biết vị trí và vai trò của mình trong tập thể, trách nhiệm và bổn phận nào mình phải chu toàn, ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng… nếu vì lý do nào đó người lãnh đạo vắng mặt, công việc vẫn hoạt động.
d. Phối trí.
- Là nhiệm vụ tất yếu của người lãnh đạo, vì sau khi phân công, phân nhiệm, phải nối kết họ với nhau, để năng lực hoạt động cá nhân đều qui về thành công chung.
- Hai công tác phối trí: Một mặt gia tăng sự nổ lực cá nhân, nhờ đôn đốc, kiểm soát, một mặt liên kết năng suất cá nhân lại thành năng suất tập thể, nếu không sẽ mất quân bình.
đ. Kiểm soát.
- Là duyệt xét xem công việc tiến hành có đúng theo chương trình hoạt động không?
- Là đối chiếu kết quả thu hoạch với mục tiêu đề ra ban đầu.
- Duyệt xét để tìm thấy u khuyết điểm, sai trái mà điều chỉnh kịp thời, hoặc phát huy sáng kiến mới.
f. Chỉ huy.
- Là điều hành, lèo lái công việc, thúc đẩy mọi hoạt động đi đến thống nhất và thành công.
- Là người lãnh trách nhiệm cuối cùng của toàn công việc.
- Người chỉ huy cần: có trí thông minh, nhạy bén, có trí cương dũng, quyết tâm đi đến mục đích, có đắc nhân tâm bằng tình cảm tao nhã, tế nhị để thu phục lòng người.