Tự Tin
1. Tự tin là gì?
- Là tin vào khả năng và sức lực của mình.
- Người tự tin: Là người đã suy nghĩ và lãnh nhận công việc nào, thì vững chí, an tâm tin mình sẽ thực hiện được việc đó.
- Người thiếu tự tin thì cảm thấy mình bất tài, vô duyên, vụng về, rồi tự thâm tâm nghĩ rằng mình không thể thành công được. Chưa làm đã sợ thất bại!
2. Quan trọng của tự tin.
- Cần phân biệt: Tự tin không phải là tự phụ, tự đắc hay tự mãn, vì bộ 3 này là những tính xấu do kiêu căng cần loại bỏ.
- Tự tin để dám nghĩ, dám làm: Người tự tin một khi đảm nhận nhiệm vụ, họ đặt niềm tin vào hai lãnh vực, một bên là khả năng hiện có, một bên là nhiệm vụ được ủy thác. Khi công việc bắt đầu, họ tận dụng tài năng, ý chí, vượt khó và nổ lực tiến đến thành công.
3. Rèn luyện tự tin.
a. Về mặt tự nhiên.
- Dùng tự kỷ ám thị mà tiêu diệt tự ti mặc cảm: Ông kia bà nọ nên thánh, tại sao tôi không? (St. Augustin). Thay vào “ông kia bà nọ làm được việc, tại sao tôi không?”
- Muốn tự tin trong việc lớn, hãy tập tự tin trong việc nhỏ hằng ngày, nghĩa là tập trung lượng định công việc, xem khả năng của mình, tìm phương thế thích hợp, rồi bắt tay vào làm việc. Nhờ thành công việc nhỏ, thêm tự tin, kinh nghiệm để làm việc lớn.
- Lòng tự tin cũng hay lây, ta nên tiếp xúc với người có bản lãnh, tự tin, dạng dĩ, để ta cũng đạt được sự tự tin.
b. Về mặt siêu nhiên.
- Tự tin cũng đừng quên “Tin vào ơn Chúa”, hãy tin lời Chúa “Ơn ta đủ cho ngươi” Chúa sẽ ban ơn hiện sủng để trợ giúp ta chu toàn sứ mệnh một cách tốt đẹp. Ơn gắn liền với chức vụ: “grâces d’état”. Ta chỉ cần cộng tác với ơn Chúa là thành công.
Trung Tín
1. Ý nghĩa.
- Là trung thành tuân giữ lời hứa.
- Là trước sau như một, không thay lòng đổi dạ với người mình kết ước, cho dù gặp biến cố, trắc trở.
2. Trung tín đối với ai?
a. Đối với Thiên Chúa:
- Ngày chịu Rửa tội, ta đã thời hứa từ bỏ Satan và tuyên tín vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
b. Đối với Giáo Hội:
- Trung tín với Giáo Hội, qua việc gắn bó với Đức Giáo Hoàng, các vị chủ chăn và gắn bó với nhau trong tình huynh đệ: “Chỉ một Chúa một đức tin, một phép Rửa, một Thiên Chúa là Cha”.
- Sự trung tín còn đòi hỏi phải tích cực góp phần xây dựng và phát triển giáo hội trong nếp sống đạo đức công bằng, bác ái.
c. Đối với tha nhân: giữ lời hứa.
- Vài qui tắc giữ lời hứa:
- Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, phải xem mình có khả năng thi hành hay không. Tuyệt đối không nên “vì vui miệng, nên hứa lung tung, để rồi sau đó… không giữ lời”
- Đã hứa thì phải giữ, dù chịu thiệt thòi “người uy tính phải tiết kiệm lời hứa, và một khi đã hứa thì luôn giữ đúng lới.
d. Trung tín trong việc bổn phận.
- “Ai trung tín trong việc nhỏ sẽ trung tín trong việc lớn…”
Tinh Thần Trách Nhiệm. “dám làm dám chịu”
1. Ý nghĩa.
a. Trách nhiệm là gì?
- Là phần việc được giao cho (hoặc coi như được giao), phải đảm bảo làm hoàn thành, và gánh chịu mọi hậu quả của việc đó.
- Là sự ràng buộc, bảo đảm đúng với lời nói, hành vi của mình, nếu sai trái, phải gánh chịu mọi hậu quả (tự điển Tiếng Việt, Thanh nghị, Tr 1228).
b. Ý thức trách nhiệm.
- Là hiểu biết nhiệm vụ vào việc làm của mình sẽ gây hậu quả nào cho chính mình và cho người khác.
- Từ đó, biết cân nhắc, chọn lựa kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào việc và cố gắng chu toàn tốt đẹp nhiệm vụ được giao phó.
c. Tinh thần trách nhiệm.
- Là tinh thần của người được giao phó một nhiệm vụ hay khi đã quyết định làm một việc gì, thì cố gắng chu toàn.
- Họ thi hành công tác cách có suy nghĩ, có lương tâm và dám nhận lãnh mọi hậu quả, dù thành công hay thất bại, không thoái thác trốn chạy, hay đổ lỗi cho người khác.
2. Người lỗi trách nhiệm.
- Người sợ trách nhiệm: Là người nhút nhát, chưa dám bắt tay vào làm, “không dám làm mà dám xúi”.
- Người tắc tránh: Là thi hành nhiệm vụ cách lếu láo, không chuyên tâm, phải chú ý, không gắng sức là đến nơi đến chốn.
- Người đào nhiệm: Là người lãnh nhiệm vụ, rồi vì một lý do nào đó không chính đáng, lại bỏ nhiệm vụ, lý do có thể vì tình, tiền…
- Người phản trắc: Là người hèn kém, lãnh nhiệm vụ, không khắc phục khó khăn, nên gặp thất bại, rồi đổ thừa, đổ lỗi cho người khác.
3. Sự lợi hại.
- Bất cứ tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ, mỗi phần tử cần ý thức trách nhiệm, nghĩa là lo chu toàn phận sự được giao, cách hoàn hảo, thì tổ chức đó sẽ tiến hành trật tự và thu hoạch thành công.
- Nếu cấp trên thi hành nhiệm vụ, còn cấp dưới thì tắc trách hay đào nhiệm, hoặc cả cấp trên lẫn cấp dưới đều vô trách nhiệm, thì tổ chức đó luôn thất bại, đi đến đổ vỡ.
4. Người Kitô hữu có trách nhiệm nào?
Người Kitô có rất nhiều trách nhiệm:
- Trách nhiệm trước lương tâm và đời của mình.
- Trách nhiệm làm chứng cho Đức Kitô, bằng đời sống tốt.
- Trách nhiệm trước những người nghèo khổ.
- Trách nhiệm trong cuộc sống chung huynh đệ, hòa bình.
- Trách nhiệm phải dùng cuộc đời trần gian để: Phụng sự Thiên Chúa; nâng đỡ người nghèo khổ vật chất, tinh thần; để làm cho sự sống chiến thắng sự chết, tình yêu thắng thù hận.