Bạn Bè và Cuộc Sống
1 . Nhu cầu Tình Bạn.
- Con người sinh ra mang tính xã hội, họ cần được sống liên đới với nhau. Ngoài những người thân trong gia đình, họ cần có những người thân thiết, gọi là Bạn Bè. Tình bạn thật đáng quý và cũng rất cần thiết cho cuộc sống.
- Ta cần có bạn bè để chia sẻ tâm tình, trao đổi tư tưởng, gánh vác công việc và giải trí thoải mái. Dù trẻ hay già, mọi người chúng ta đều cần có bạn.
2 . Bạn bè là ai? Các loại bạn bè.
Không phải chỉ những ai ta thích, ta mới coi là bạn. Thật ra:
- Bạn là những người có những nét gần gũi: Về tuổi đời, về tính tình, về nghề nghiệp, về hoàn cảnh, về môi trường…
- Tình bạn được gắn bó theo cấp độ: Bạn sơ sơ hay bạn thân, bạn tri kỷ hay bạn xã giao.
- Tình bạn được đánh giá theo phẩm cách: Bạn tốt hay bạn xấu. Trẻ có bạn trẻ, gì có Bạn già, cũng có thứ bạn “Vong Niên” giữa già-trẻ.
- Một người có thể có nhiều loại bạn:
- Bạn học: Là những người cùng trường lớp. Cần có quan hệ tốt để cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau tiến bộ. “Học thầy không tầy học bạn”. Nhiều bạn học sau này thành bạn chí thân.
- Bạn đồng nghiệp: Do làm chung một công việc làm ăn, mua bán, nên cần quan hệ. Cần chọn lựa người có uy tín, đáng tin cậy. Nếu chí quan hệ làm ăn, thì cần sòng phẳng, thành thật, tránh lừa đảo.
- Bạn giải trí: Gặp ở những nơi giải trí, thể thao, tiệc nhậu.
- Bạn đồng chí: Là người cùng chung chí hướng, liên kết trong lý tưởng, có thể sống chết với nhau.
- Bạn tâm tình, hay bạn tâm giao (Tri âm tri kỷ): Đây là loại bạn hiểu nhau, tin nhau, và có thể đem những tâm tình riêng tư ra kể cho nhau nghe, để giúp ý kiến nhau. Để chọn bạn tâm giao, ta cần chọn người đặc biệt: Có tâm hồn quảng đại, trung tín.
3 . Những ảnh hưởng của Bạn Bè.
“Chỉ cần biết bạn chơi thân với ai, tôi sẽ đoán được bạn là người như thế nào”.
a. Ảnh hưởng về tiền bạc: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”
- Nếu là bạn tốt, sẽ chung lưng, giúp vốn, góp ý để làm ăn. Nghèo túng, có bạn bè giúp đỡ nên giàu, nhưng cũng có nhiều bạn lợi dụng, gây khó khăn, thiệt hại đến tốn tiền, tốn sức, tốn giờ: như rủ rê đi ăn chơi, nhậu nhẹt, hút xách.
b. Ảnh hưởng về đạo đức, uy tín:
- Nếu có người bạn tốt, đạo hạnh, thì đó là điều đáng quý. Họ sẽ làm gương, an ủi, nâng đỡ tinh thần. Còn những bạn xấu, theo chơi với họ, ta sẽ dễ bị ảnh hưởng vào đường ăn chơi, trụy lạc, nghiện ngập, trộm cướp.
c. Ảnh hưởng đến tương lai:
- Nếu trong giai đoạn học hành mà chạy theo bạn xấu an chơi, lêu lỏng, bỏ học, thì tương lai sẽ mù tối, do bệnh hoạn, yếu đuối, thiếu khả năng. Còn nếu gặp những bạn tốt sẽ giúp đỡ, thúc đẩy ta học hành, nhờ đó, ta tiến bộ và tương lai sẽ tươi sáng.
d. Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình:
- Biết bao gia đình tan nát vì ảnh hưởng của bạn xấu: rủ nhau ăn nhậu, say sưa, đánh vợ, đợ con, phá nhà cửa. Nếu bạn lương thiện, họ sẽ góp ý xây dựng hạnh phúc, gia đình nên đầm ấm.
Chọn Bạn
Ai cũng muốn có bạn tốt và mỗi người đều có những tiêu chuẩn chọn bạn khác nhau. Nếu mục đích việc chọn bạn là để chia sẻ, giúp nhau thăng tiến, thì có những tiêu chuẩn:
1 . Chọn bạn theo các tiêu chuẩn:
- Chọn bạn chăm chỉ, đạo đức: Để không bị ảnh hưởng xấu.
- Chọn bạn chân thành, trung tín: Để tình bạn được bền vững.
- Chọn bạn hơn mình về tài năng và đức độ: Để học hỏi, để thăng tiến.
- Chọn bạn có ý tưởng, có chí hướng tốt: Để cuộc đời có ý nghĩa.
2 . Thế nào là Người bạn tốt?
- Người bạn thân với ta, chưa hẳn là người bạn tốt, nếu họ không phải là người bạn trung thành, tín nghĩa, luôn gắn bó với ta trong mọi hoàn cảnh, khi vui như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại.
- Người bạn chiều theo ý muốn của ta, cũng chưa hẳn là người bạn tốt thật sự, người bạn tốt thẳng thắn, chứ không nịnh bợ, góp ý chân thành xây dựng, chứ không hùa theo hay phá đổ, nhạo cười.
- Bạn tốt là người bạn:
- Biết giúp đỡ, khuyên tránh xấu, khích lệ khi làm tốt.
- Biết chia sẻ vui buồn, sướng khổ, hiểu, cảm thông, giúp đỡ.
- Biết hi sinh, quảng đại, tha thứ vì bạn, cho bạn.
Sống Đẹp Tình Bạn
1 . Cách cư xử trong tình bạn:
Tình gia đình bền chặt với nhau nhờ chung một dòng máu. Còn tình bạn là hoàn toàn tự do, chẳng có gì ràng buộc với nhau, ngoài tấm lòng. Bởi vậy, tình bạn rất mong manh và dễ tan vỡ. sống đẹp đẹp tình bạn, ta cần có những đức tính:
a. Chân thật:
- Là cư xử công bằng, hợp lý, không nói dối hay nịnh hót, lừa gạt nhau. Cần chấp nhận sự thật để cầu tiến và phục thiện. Tuy nhiên, chân thật không có nghĩa là phải kể ra hết mọi chuyện thầm kín. Có những điều ta chỉ có thể cho người khôn ngoan, hoặc với bạn chí thân, sau khi đã cân nhắc.
b. Trung tín:
- Luôn giữ đúng lời hứa với bạn. Những gì bạn tâm sự, không được tiết lộ, nếu không có sự đồng ý trước. Luôn thủy chung, những khi hoạn nạn, thất bại là lúc cần bạn nhất!
c. Biết nhớ và biết quên.
- Đó là điều làm cho tình bạn được bền bỉ. Cần nhớ những tình cảm, kỷ niệm đẹp, sự giúp đỡ của bạn dành cho ta. Nhớ ngày sinh nhật, ngày bổn mảng, kỷ niệm vui buồn bên nhau.
d. Tôn trọng bạn như tình ruột thịt.
- Tình bạn chân thật thể hiện qua việc quan tâm, tôn trong và giúp đỡ nhau, cách đặc biệt đối với bạn kém tài, kém sắc hoặc khuyết tật.
2 . Những điều nên tránh.
- Không âm mưu, lừa dối, ác tâm, ganh tị, thù hận, nói xấu.
- Không lợi dụng, bất công, hay hẹp hòi với bạn, cũng không thiên vị bạn mà quên tình gia đình.
- Không thất tín, không trọng giàu khinh nghèo.