Hài hước là một nghệ thuật mang tính chất đặc thù ý vĩ của con người. Chỉ khi ta có tâm trạng an nhiên, tự tại, thoải mái thì mới có thể phát huy được tác dụng của nó.
HÀI HƯỚC là gì?
Hài hước chính là sự kết tinh tư tưởng, ý thức, trí tuệ và sự linh cảm trong việc vận dụng ngôn ngữ, tạo ra hiệu quả vui cười, làm cuộc sống được nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Cách nói hài hước là sự khéo léo vận dụng hình thức ngôn ngữ gây cười, khôi hài, trêu đùa để phản ánh hiện trạng đối tượng. Có người nói: “Cách nói chuyện khôn ngoan là cách nói chuyện hài hước hóm hỉnh”.
Người hài hước thường có phẩm chất cao thượng, có tấm lòng rộng mở, có trí thông minh, tưởng tượng phong phú, cư xử đầy nhiệt tình với mọi người.
Tính hài hước có thể biến tâm trạng con người trở nên thoải mái, vui vẻ, giúp cho việc giao tế được suôn sẻ, trôi chảy.
Hài hước cũng là một Nghệ Thuật, nhờ sự “tu dưỡng” và rèn luyện “kỷ năng hài hước”.
“Tu dưỡng” khả năng hài hước
Muốn nâng cao khả năng nói chuyện hài hước, ta hãy nỗ lực thực hiện các mặt:
1. Tâm hồn cao thương, lạc quan.
- Những lời lẽ hài hước được xây dựng trên suy tư lành mạnh và tâm hồn cao thượng. Nó đề xuất với người khác thiện ý phê bình và sự khuyên nhũ, tất nhiên nó đòi hỏi ta có trình độ tư duy cao và khả năng kiềm chế tình cảm cao.
- Một con người có tâm địa hẹp hòi, tư tưởng uể oải thì không thể có tính hài hước được vì lẽ họ thốt ra thường mang ý tiêu cực, châm biếm, mỉa mai, làm người nghe khó chịu.
- Thái độ hài hước là sự phản ánh thái độ lạc quan đối với cuộc sống, là biểu hiện tràn đầy tự tin của sức mạnh cá nhân. Có lạc quan thì mới thản nhiên xử lý những chuyện xảy ra ngoài ý muốn. Hãy khai thác tính hài hước trong cuộc sống và dùng sự vui vẻ để làm dịu đi những vết thương lòng do cuộc sống mang tới.
2. Sự tu dưỡng văn hoá tốt đẹp.
- Những lời lẽ hài hước có liên hệ với tài trí thông minh của người đó. Nó đòi hỏi cần có sự tu dưỡng văn hoá tốt đẹp, phong phú. Hài hước không phải là làm điệu làm bộ, mà là một dòng, chảy tự nhiên, những lời khôi hài cứ tự nhiên từ miệng thốt ra.
- Đọc nhiều sách báo, xem nhiều phim ảnh để mở rộng tầm nhìn, đọc nhiều tác phẩm hài hước ngắn, nhờ đó tính hài hước sẻ làm nảy sinh những lời lẻ tràn đầy sự liên tưởng kỳ dịu, có khi chỉ cần vài câu là có thể đề xuất rất nhiều vấn đề.
- Ngoài ra, còn cần phải có tài nói chuyện mới khiến cho lời lẻ dào tính hài hước.
3. Khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú.
- Phản ứng nhanh là một đặc điểm của tính hài hước. điều này đòi hỏi người nói phải có tư duy nhanh nhạy, do kết quả của sự quan sát kỹ lưỡng các sự vật và sự cảm nhiệm sâu sắt trong cuộc sống. Quan sát là yếu tố quan trọng để tạo ra hiệu quả hài hước trong ngôn ngữ.
- Muốn nói chuyện cho được hài hước, cần dựa vào trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo, không có trí tưởng tượng phong phú thì khó mà có tính hài hước.
- Ngoài ra, tính hài hước còn liên quan mật thiết với hoạt động xã hội của con người. Muốn cho lời lẽ của mình có tính hài hước cách tốt nhất là học tập cuộc sống. khi tiếp xúc với đủ loại hạng người, bạn sẽ làm giàu thêm vốn ngôn ngữ và tài nói chuyện của bạn. tính hài hước cũng giống như một chất men, khi ở chung với người có tính hài hước thì bản thân cũng sẻ được lan truyền tính hài hước.
4. Chú ý ngôn ngữ lành mạnh, hàm súc.
- Nói chuyện hài hước, dí dỏm, cần tránh những ngôn từ thô tục hay kiểu nói ngọt sớt, trơn tuột. Một ngon ngữ khôi hài nhất định cần phải lành mạnh, không được dung tục, tuỳ tiện, không được coi nó như kiểu nói đùa vô vị.
- Xuất phát điểm của hài hước phải là thiện ý, có lợi cho tinh thần đoàn kết và bầu không khí lành mạnh. Thần sắc, dáng vẻ kín đáo của người nói sẽ làm tăng hiệu quả hài hước. Ngoài ra, hài hước không nên quá huyền bí, mà cần dễ hiểu, nếu không thì sẽ giống như đoán câu đố, kéo dài, làm mất đi hiệu quả hài hước.
- Cuối cùng cẩn nhắc một điều, người ta chỉ cảm thấy hứng thú với sự vật tươi mới. ví vậy, cho dù là những lời nói rất hài hước, nếu cứ kể lại nhiều lần thì cũng khiến người nghe cảm thấy chán, do đó lời lẽ cần luôn mới mẻ.
- Tóm lại, chỉ cần chúng ta chân thành nghiêm túc nỗ lực thực hiện những phương diện kể trên thì nhất định sẽ nâng cao năng lực nói chuyện hài hước của bản thân.
Kỹ Năng Hài Hước
Nói thế nào để đạt được hiệu quả hài hước lý thú? Đó là thường xuyên vận dụng khéo léo các phương pháp tu từ và logic.
1. Khéo dùng sự so sánh.
Khi nói chuyện, cố ý kết hợp hai khái niệm và sự vật không có liên quan gì với nhau để tiến hành so sánh, từ đó tạo ra hiệu quả gây cười.
- Câu chuyện “Bí quyết vô địch”.
- Phóng viên một tờ báo đến hỏi một vận động viên vừa đoạt chức vô địch môn chạy việt dã.
- Xin anh cho biết bí quyết rèn luyện nào đưa anh dẫn đầu trong suốt cuộc chạy đua?
- Ồ, có gì đâu, lúc chạy tôi cứ nghĩ mình là chủ hụi vừa bị “ụp hụi”, mới thu gom được một món tiền, vậy mà các vận động viên khác là những người góp hụi, đang cố chạy đuổi theo đòi tiền lại!
2. Một lời hai ý.
Cách nói chuyện một lời hai ý là vận dụng từ và nghĩa, cố ý đặt tên từ ngữ náo đó trong một hoàn cảnh nhất định, có ý nghĩa tương đương.
- Câu chuyện “Báo cáo”.
- Một người đàn ông rao bán báo ở quảng trường: “Một chuyện lường gạt kinh động, số người bị lừa gạt đã đến 82 người!”. Nghe vậy, một người vội vàng chạy tới mua một tờ báo, nhưng nhìn qua nhìn lại, chẳng thấy nội dung câu chuyện lường gạt đâu cả. Còn người bán báo tiếp tục rao lớn “Một chuyện lường gạt kinh động, số người bị lừa đã đến 83 người”.
3. Khéo dùng ví von.
Cách ví von là cách nói dùng ví dụ chất phác để tượng hình.
- Ví dụ: Một vị chức sắc Huyện đã phát biểu trong buổi lễ vào ngày khai Trường như sau.
- “Quí thầy cô và các em học sinh phải biết rằng: Cái đức là cái căn bản, có thể thiếu tài nhưng không được thiếu đức. Tài ví như cái áo, đức ví như cái quần. không bận áo, ở trần thì còn coi được, chứ bận áo mà không bận quần thì khó coi lắm!
4. Dùng phản ngữ.
Cách dùng phản ngữ là sử dụng những lời nói hoàn toàn ngược hẳn với ý muốn bày tỏ, những suy nghĩ bên trong khác với những ý nghĩ nói ra.
- Câu chuyện “Ai cũng thu hoạch”
- Hai ca sĩ đang ngồi nói chuyện phiếm với nhau.
- Một người nói: “Tôi lần đầu lên sân khấu đã thu được thành công lớn, hoa tươi mà khán giả tặng tôi, đủ để vợ tôi mở một tiệm bán hoa…”
- Người kia nói: “Thế thì ăn nhằm gì? Lần đầu tiên tôi lên sân khấu, tiếng hát của tôi làm kinh động toàn bộ khán giả, kết quả là họ tặng tôi một ngôi nhà!”
- “Hừ, chỉ nói láo!”
- “Không phải nói láo, mà là số gạch họ ném lên sân khấu đủ để tôi xây một ngôi nhà mới”.
5. Giải thích khác.
Cách giải thích khác là do một yêu cầu nào đó, biết rõ phải giải thích như thế này nhưng lại đưa ra lý giải kiểu khác. Đó cũng là cách nói trước tiên cố ý đưa ra kết luận khiến người nghe dễ sinh ra hiểu lầm, sau đó lại đưa ra sự phân tích và giải thích khiến người nghe bất ngờ. Cách cố ý xuyên tạc như vậy cũng có thể tạo ra hiệu quả hài hước.
- Câu chuyện “Người gặp khó khăn”.
- Một anh chàng học sinh trung học rất kém Anh ngữ, nhưng làm một chuyến du lịch sang nước Anh. Một hôm, cha mẹ điện thoại sang hỏi con:
- Ở đấy, trình độ Anh ngữ của con thế nào rồi. Chắc là gặp nhiều khó khăn phải không?
- Không hề, không hề khó khăn gì cả. Người gặp khó khăn toàn là những người Anh ở đây, chứ không phải là con”.
- Câu chuyện “Cùng nhìn một hướng”
- Hai cậu con trai mới lớn bàn chuyện tình yêu.
- Cậu A hỏi bạn: “Yêu là gì nhỉ? Làm sao biết được nàng yêu ta?”
- Cậu B trả lời: “Yêu là cùng nhìn về một hướng”.
- Cậu A nhảy thốt lên: “Thế thì may quá, nàng đã yêu ta rồi!”.
- Cậu B ngạc nhiên: “Làm gì có chuyện đó được?”.
- Cậu A giải thích: “ Hôm qua tớ đến nhà nàng, nàng ngồi cạnh tớ, nàng mở Tivi và thế rồi 2 đứa cùng nhìn về một hướng!”
6. Cố ý khoa trương.
Cách cố ý khoa trương là cố ý khoe khoang một sự vật nào đó, thậm chí ngược với qui luật thông thường để đạt hiệu quả hài hước.
- Câu chuyện “Tác dụng của tiếng cười”.
- A: Tôi nghe nói một tiếng cười trẻ đi 10 tuổi!
- B: Một tiếng cười trẻ đi 10 tuổi! Vậy hai tiếng cười trẻ đi…
- A: Hai mươi tuổi…
- B: vậy tôi năm nay 40 tuổi, tôi cười 4 tiếng thì sẽ được bồng ẵm, sướng thật!
7. Phán đoán kín đáo.
Là một lời nói ẩn chứa một phán đoán khác, nó có đặc điểm “ẩn chứa không lộ ra”.
- Câu chuyện “Quá đủ”.
- Sau khi xem kết quả siêu âm, bác sĩ khuyên bệnh nhân:
- Anh nên bỏ rượu đi, vì hiện giờ gan của anh sắp chai như cục gạch, phổi đầy bụi, xương sắp hoá vôi, thận anh đầy sỏi…
- Nhưng tôi lại có tim bằng thép, nó không cho tôi bỏ rượu đâu, thưa bác sĩ!
- Vậy thì anh chỉ cần thêm ít xi măng nữa là quá đủ để xây cuộc đời mới rồi!
8. Hàm súc uyển chuyển.
Cách nói uyển chuyển hàm súc là đối với chuyện nào đó, người ta không muốn trực tiếp nói thẳng ra, mà dùng những câu nói đồng nghĩa tương ứng để biểu đạt một cách uyển chuyển, khúc chiết.
- Câu chuyện “Viết trong bóng tối”
- Con trai: bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố: Tất nhiên là được, con ạ.
- Con trai: Vậy bố thử tắt đèn đi, rồi ký vào đây sổ liên lạc nhà trường cho con nhé!
9. Lợi dụng mâu thuẫn.
Cách lợi dụng mâu thuẫn của bản thân đối tượng, những điểm hở của vấn đề, vạch ra chỗ đáng cười, cũng sẽ đạt được hiệu quả hài hước.
- Câu chuyện “Dở ẹc”.
- Hát dở ẹc! Bác có biết cô ca sĩ đang đứng hát đó không?
- Biết! Con gái của tôi đó.
- Ấy chết! Xin lỗi bác, kể ra thì giọng hát cũng hay hay… Nhưng có lẽ bài hát dở quá. Bác biết ai sáng tác bài hát đó không?
- Chính tôi đây!
10. Trao đổi khái niệm.
Cách lén đổi khái niệm là cố ý dùng một khái niệm này, để đổi một khái niệm khác nhằm đạt được mục đích nhất định, tạo ra hiệu quả hài hước.
- Câu chuyện “Một bước không rời”.
- Hai cha con đi ra ngoài thành du ngoạn, cha nói với con:
- Hãy cẩn thận, nơi đây có loại rắn gọi là “Ngũ bộ xà”, bị nó cắn thì đi năm bước sẽ chết.
- Không sao, lỡ có bị nó cắn thì con chỉ đi bốn bước rồi không đi nữa.
- Tốt! Con thông minh lắm, thế nhưng con làm như thế sẽ rất nguy hiểm, vì chỉ cách cái chết có một bước!
- Thế phải làm sao!
- Không đi bước nào cả mới an toàn.
11. Nói bóng gió, canh khoé.
Là cách nói lợi dụng ngôn ngữ dí dỏm lý thú để nêu lên một tệ trạng, phản bác một quan điểm sai lầm náo đó. Cách nói này muốn được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào sự suy ngẫm thưởng thức của người nghe.
- Câu chuyện “Ba chàng nói khoác”.
- Ba anh chàng sinh viên nổi tiếng nói khoác ngồi lại than thở về đời sống kham khổ của sinh viên.
- Anh học Tổng hợp bảo: “Bữa cơm Sinh viên ở trường tớ ngay cả ruồi nó không đụng vào”.
- Anh học Bách khoa nói luôn: “Còn trường tớ, thì cả ruồi cũng phải đánh nhau với sinh viên để tranh từng hạt cơm. Lắm lúc nhìn những chú ruồi gầy còm đang nghẹn ngào nuốt những hạt cơm cứng như đá, tớ thấy thương quá”.
- Anh học Sư phạm lên tiếng: “Trường của các cậu vậy là khá lắm. ở trường tớ đấy à, cứ vào nhà bếp sau bữa ăn thế nào cũng thấy vài chú ruồi đang nằm hấp hối trên những cái đĩa đã vét sạch trơn bóng loáng, mặt đầy lệ, miệng than thở đói quá, đói quá, và sau đó thì chú ruồi tắt thở”.
12. Sự chất phác, trong sáng.
Rất nhiều người hài hước gây cười, chính là kết quả tư duy hài hước chất phác áp đảo tư duy bình thường tạo ra. Tư duy chất phác giống như đứa trẻ, thì sẽ gây ra hiệu quả hài hước rất mạnh.
- Câu chuyện “Tuổi con gì?”
- Ông khách hỏi đứa bé: Cháu tuổi con gì?
- Đứa bé lắc đầu: Cháu không biết.
- Sao thế?
- Ở nhà, lúc cháu giỡn thì chị bảo cháu là “đồ khỉ”; khi cháu làm việc chậm chạp, thì mẹ bảo cháu là “đồ rùa”; khi cháu đem sổ liên lạc nhà trường để cho ba ký, thì cháu bị mắng là “đồ bò”!
Kết: Từ những điều kể trên, chúng ta có thể thấy việc khéo vận dụng phương pháp tu từ và logic sẽ khiến lời nói hài hước dí dỏm. Đương nhiên, kỹ năng hài hước không chỉ có 12 loại trên, chúng ta có thể học hỏi thêm nhiều hơn từ trong thực tế.