TỔNG QUÁT
A. Mục đích
- Giúp DT ý thức về ơn gọi cao quý và chuyên biệt của mình trong Hội Thánh. Định hướng cho các DT về việc tự rèn luyện lâu dài để có thể trở thành một HT-GLV đích thực.
- Giúp DT hiểu biết rõ ràng và chắc chắn về các mầu nhiệm Kitô giáo và có khả năng thông truyền các mầu nhiệm ấy nhờ các phương pháp hữu hiệu của Phong trào TNTT ; để nhờ đó có thể chu toàn sứ mệnh giúp các em thiếu nhi trở nên đồng hình đồng dạng và nên một với Đức Kitô.
- Trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để các DT có thể chu toàn bổn phận và những công việc được giao, trước hết là một người Chi đoàn trưởng, sau là các công việc thực tế trong Xứ đoàn – Ngành.
- Giúp các DT hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của Xứ đoàn, về bản sắc và văn hóa của Xứ đoàn, để từ đó gìn giữ và phát huy hơn nữa những di sản các thế hệ đi trước để lại.
- Truyền cảm hứng về tư duy trong sáng, yêu mến Phong trào TNTT và Xứ đoàn, yêu mến các em thiếu nhi và ham muốn phục vụ bằng tất cả khả năng mà mình có.
B. Chương trình khóa huấn luyện
1. Bao gồm những cấp huấn luyện chính như sau
1.1. Giáo phận
- Theo học khóa đào tạo Giáo lý viên cấp 1 do Ban mục vụ Giáo lý TGP tổ chức trong khoảng 09 tháng, nhằm đào tạo các Giáo lý viên trong chiều kích và mối tương quan với Thiên Chúa, bao gồm 5 môn:
- Tín lý
- Thánh Kinh nhập môn
- Sư phạm giáo lý tổng quát
- Nhân bản
- Linh đạo và cầu nguyện
- Tham dự Sa mạc huấn luyện Huynh trưởng cấp 1 – HOREB do Ban mục vụ Thiếu nhi TGP (Liên đoàn Anrê Phú Yên) tổ chức.
- Học bổ sung lý thuyết PT TNTT (khoảng 4 tuần, trong tháng 6)
- Tiền sa mạc (1 buổi, trước Vào sa mạc khoảng 2 tuần)
- Vào sa mạc (1 đợt trong tháng 7-8, ba ngày hai đêm)
- Hậu sa mạc – Nghi thức Sai Đi và trao khăn quàng Huynh Trưởng.
1.2. Lớp huấn luyện Dự trưởng của xứ đoàn
- Việc tổ chức lớp huấn luyện DT tại xứ đoàn do BQT đoàn tổ chức nhằm ý hướng:
- Là nền tảng, hỗ trợ, bổ sung thêm cho việc theo học khoá đào tạo và huấn luyện trên giáo phận.
- Giúp các DT làm quen với những chương trình thăng tiến, phương pháp huấn luyện mà xứ đoàn đang áp dụng; linh hoạt áp dụng những kiến thức, kỹ năng mà các bạn học được ở trên giáo phận phù hợp với xứ đoàn.
- Tạo môi trường gắn kết các bạn DT tại xứ đoàn, thông qua những buổi sinh hoạt, bài khoá và chương trình chung.
- Lý thuyết: bao gồm 3 phân môn chính, với khoảng 30 tiết, được phân bố như sau
- Giáo lý
- Giới thiệu tổng quát về 2 quyển sách quan trọng bậc nhất với HT-GLV, đó là Kinh Thánh và sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo. Đồng thời, cung cấp thêm các kiến thức về Phụng vụ, Bí tích.
- Thiếu Nhi Thánh Thể
- Giúp hiểu biết và yêu mến về môi trường mình đang sinh hoạt và phục vụ, cũng như định hướng về việc giáo dục các em trên 2 phương diện Tự nhiên và Siêu nhiên theo đường lối và phương pháp của TNTT.
- Công tác chuyên môn
- Hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc của một HT-GLV trong xứ đoàn: tổ chức buổi Gặp gỡ giáo lý, Sinh hoạt chi đoàn, điều khiển một Chi đoàn, bồi dưỡng cho DT và TĐĐT…
- Giáo lý
- Thực hành: Sa mạc “Tiếp Bước” do xứ đoàn tổ chức
1.3. Các ngành – ban và chi đoàn
- Các DT được phân công về tập sự tại các Chi đoàn, với sự hướng dẫn của Trưởng phó ngành, Chi đoàn trưởng, đặc biệt là Trưởng hướng dẫn là người đồng hành với các DT trong các công việc thực tế của Chi đoàn về:
- Hành chánh chi đoàn.
- Quản lý và ổn định lớp học.
- Thực hành tổ chức buổi Gặp gỡ giáo lý và Sinh hoạt chi đoàn
- Cộng tác, hỗ trợ và học hỏi thông qua các chương trình, hoạt động của Xứ đoàn – Ngành – Chi đoàn.
- Ngoài ra, còn có thể cộng tác, hỗ trợ và học hỏi thông qua các chương trình, hoạt động của Xứ đoàn – Ngành hoặc là các Ban theo chuyên môn cụ thể về Sinh hoạt, Phụng vụ, Kỹ thuật, Trực-Nghi thức, Truyền thông.
1.4. Các chương trình chung của Xứ đoàn:
- Các DT được mời gọi tham dự đầy đủ và tích cực nhất có thể các sinh hoạt chung của Xứ đoàn và Hội đồng Huynh trưởng:
- Các buổi tĩnh tâm Huynh trưởng, giờ Chầu Thánh Thể để kín múc nguồn ân sủng từ Thiên Chúa, đào sâu đời sống nội tâm là “hồn của mọi hoạt động tông đồ”.
- Các sinh hoạt hằng tháng dành cho Huynh trưởng – Dự trưởng để gia tăng tình thân ái, gắn kết với các anh chị em Huynh trưởng – Dự trưởng khác. Đồng thời, thêm am hiểu và gắn bó với các hoạt động của Xứ đoàn.
2. Nhận xét – Đánh giá xét duyệt
2.1. Đánh giá của Ban huấn luyện
- Tham gia từ 70% trở lên số buổi ở lớp huấn luyện tại xứ đoàn, trong đó vắng không phép không quá 3 buổi.
- Hoàn thành tất cả bài tập được giao và có ít nhất 80% số bài đạt từ 50đ trở lên.
- Có kết quả Đạt (từ 50đ trở lên) trong 4 bài thực hành:
- Soạn và tổ chức buổi Gặp gỡ giáo lý
- Soạn và tổ chức buổi Sinh hoạt chi đoàn
- Thi thuyết trình – phản biện cuối khoá
- Thực hành Sa mạc Tiếp Bước
2.2. Đánh giá của Ban điều hành Xứ đoàn
- Nhận xét giữa năm
- Mục đích: Giúp các DT nhìn nhận lại những ưu – khuyết điểm của mình trong thời gian đang tập sự, từ đó quyết tâm thay đổi, phát huy những thế mạnh và khắc phục những thiếu sót của bản thân.
- Thực hiện:
- DT thực hiện phiếu tự nhận xét và gửi về BHL
- BQT-BĐH họp nhận xét với các DT trong xứ đoàn
- Xứ đoàn trưởng & Chủ nhiệm lớp DT đại diện HĐNX gặp gỡ và chia sẻ những nhận xét của các cấp đến DT .
- Đánh giá và xét duyệt cuối năm
- Mục đích: Nhìn nhận lại những thay đổi tích cực và những thiếu sót của DT trong thời gian tập sự. Từ đó sẽ có những đánh giá cuối cùng và khách quan nhất về việc xét duyệt thông qua việc công nhận Huynh trưởng – Giáo lý viên.
- Thực hiện:
- DT thực hiện phiếu tự nhận xét và gửi về BHL
- Chi đoàn trưởng tổ chức buổi họp nhận xét DT thuộc chi đoàn; hoàn thành phiếu nhận xét và gửi về Trưởng ngành.
- Trưởng ngành tổ chức buổi họp nhận xét DT thuộc ngành; hoàn thành phiếu nhận xét và gửi về Xứ đoàn trưởng.
- BQT-BĐH họp đánh giá xét duyệt
- Xứ đoàn trưởng trình kết quả buổi xét duyệt, xin Cha Tuyên Úy chuẩn y và cho công bố chính thức.
2.3. Các tiêu chí nhận xét – đánh giá
- Thái độ: đối với mọi người (quý Cha, quý Dì, ban trợ tá, các a/c HT-GLV, các bạn DT và các em thiếu nhi….); tác phong làm việc, tinh thần kỷ luật.
- Chuyên cần: trong việc tham dự Thánh Lễ và các buổi họp chi đoàn Thứ Năm và Chúa Nhật hằng tuần; tham dự huấn luyện trên giáo phận và xứ đoàn.
- Kiến thức: Kiến thức về Giáo lý, Thánh kinh, Nhân bản, Phong trào, các kiến thức về đời sống giáo hội, xã hội có liên quan…..
- Kỹ năng: Chuyên môn phong trào, kỹ năng quản lý lớp, hành chánh chi đoàn, tổ chức buổi họp chi đoàn (gặp gỡ giáo lý, sinh hoạt chi đoàn)….
3. Điều kiện hoàn thành khóa huấn luyện
- Hoàn thành và có kết quả Đạt ở lớp huấn luyện DT của xứ đoàn.
- Hoàn thành và có kết quả Đạt ở khóa đào tạo GLV cấp 1 của Ban mục vụ giáo lý TGP Sài Gòn.
- Được ban điều hành xứ đoàn thông qua việc đánh giá quá trình hoạt động, phục vụ ở xứ đoàn – ngành – phân đoàn – chi đoàn.
- Tham dự và hoàn thành trọn vẹn Sa mạc huấn luyện Huynh trưởng cấp I do Liên đoàn Anrê Phú Yên – TGP Sài Gòn tổ chức (bao gồm: học bổ sung môn PT TNTT, Tiền sa mạc, Vào sa mạc, Hậu sa mạc và Nghi thức Sai đi).
4. Tĩnh tâm và Nghi thức trao sứ vụ dạy giáo lý & Công nhận HT-GLV xứ đoàn
- Tham dự buổi Tĩnh tâm là điều kiện bắt buộc đối với các DT đã hoàn thành khóa huấn luyện, để được tham dự Nghi thức công nhận HT-GLV và Thánh Lễ tạ ơn.
- Các DT đã đủ điều kiện hoàn thành khóa huấn luyện và đã hiểu biết ơn gọi Làm Tông Đồ, làm HT-GLV và sẵn sàng thi hành sứ mạng của mình là “Đem Chúa đến với Thiếu Nhi & Đem Thiếu Nhi đến với Chúa”; sẽ được Cha Tuyên Úy Xứ đoàn trao sứ vụ dạy giáo lý và chính thức công nhận là HT-GLV của Đoàn Têrêsa Hài Đồng Giêsu – TNTT Giáo xứ Tân Việt.
CHƯƠNG TRÌNH LỚP HUẤN LUYỆN DỰ TRƯỞNG XỨ ĐOÀN
1. Nội dung huấn luyện
- Giáo lý
- Thánh Kinh nhập môn
- Lectio Divina
- Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo
- Sư phạm giáo lý
- Phụng vụ tổng quát
- Bí tích tổng quát
- Công tác chuyên môn
- Giới thiệu Chương trình thăng tiến và phương pháp huấn luyện Trưởng tập sự
- Chương trình thăng tiến Thiếu nhi Thánh Thể
- Tổng quát về bộ sách giáo lý Hiệp Thông
- Tổ chức buổi Gặp gỡ giáo lý
- Giáo dục theo Tâm lý lứa tuổi
- Tổ chức buổi Sinh hoạt chi đoàn
- Công tác chi đoàn trưởng
- Thiếu Nhi Thánh Thể
- Ơn gọi – Sứ mạng – Trách nhiệm HT-GLV
- Tổng quát về Thiếu Nhi Thánh Thể
- Nghiêm tập
- Các bài hát chính thức và sinh hoạt của TNTT
- Mật thư – Dấu đường
- Nút dây – Lều trại
- Morse – Semaphore
- Vào sa mạc – Hành trình sa mạc
- Lãnh nhận Lời Chúa
2. Nội dung bài thu hoạch
- Các bài hệ số 1
- Soạn giáo án Gặp gỡ giáo lý
- Soạn giáo án Sinh hoạt chi đoàn
- Phân tích bản văn Lời Chúa
- Soạn lời nguyện chung trong Thánh lễ
- Thực hành công tác chi đoàn trưởng
- Các bài hệ số 2
- Tổ chức buổi Gặp gỡ giáo lý
- BHL đánh giá và chấm điểm DT soạn giáo án
- BĐH đánh giá và chấm điểm DT thực hành tại chi đoàn
- Tổ chức buổi Sinh hoạt chi đoàn
- BHL đánh giá và chấm điểm DT soạn giáo án
- BĐH đánh giá và chấm điểm DT thực hành tại chi đoàn
- Thực hành Vào sa mạc “Tiếp bước”
- Tiền sa mạc: Bài kiểm tra chuyên môn TNTT (lý thuyết phong trào, morse-semaphore, mật thư, nút dây)
- Vào sa mạc: Đánh giá về tinh thần kỷ luật, nghiêm tập, kỹ năng lều trại, sinh hoạt vui, lãnh nhận Lời Chúa, kiến thức – kỹ năng tổng hợp tham gia Hành trình sa mạc
- Hậu sa mạc: Chia sẻ cảm nhận và những gì học hỏi được trong sa mạc.
- Nghiên cứu, thuyết trình và phản biện đề tài
- Các bạn DT sẽ nhận một đề tài theo các chủ đề về TNTT, Nhân bản, Đời sống giáo hội – xã hội…. do BHL đề ra
- Một Dì hoặc anh chị HT-GLV có trình độ hướng dẫn một đề tài
- Các DT thuyết trình và phản biện trước BHL và Hội đồng Huynh trưởng.
- Tổ chức buổi Gặp gỡ giáo lý
Mọi thắc mắc hoặc đóng góp xin liên hệ BTV xứ đoàn qua email doantntt.tanviet@gmail.com