HUẤN LUYỆN TÌNH CẢM
- Được hiểu là sự rèn luyện đức Tự chủ và đức Tiết độ,
- Nhằm chế ngự các khuynh hướng thái quá hay bất cập, để tình cảm luôn quân bình và thuần phục theo mệnh lệnh của lý trí.
ĐỨC TIẾT ĐỘ
- Là đức Tự chủ được siêu hóa, có nhiệm vụ điều hòa, tiết chế các khuynh hướng, tạo sự quân bình các loại tình cảm nơi con người.
- Đặc điểm của đức Tiết độ, chính là “quân bình hóa” các nhân đức, các biểu lộ tình cảm, các khuynh hướng nơi con người, giữ cho các nhân đức và tình cảm ở mức độ trung dung: không thái quá, không bất cập. ví dụ:
- Hiền lành là nhân đức: nếu hiền quá thành nhu nhược; nếu thiếu hiền lành là dữ tợn.
- Vui vẻ là đức tính tốt: Vui vẻ quá độ thành “mal mal”; buồn quá mức nên ủ rũ, thất vọng.
THẤT TÌNH
Theo lãnh vực cảm tính, người Á đông phân chia có 7 loại tình cảm:
- Hỉ tình: vui ve, lạc quan.
- Nộ tình: giận dữ
- Ái tình: Yêu thương
- Ố tình: ghét ghen
- Ai tình: Buồn bã, bi quan
- Cụ tình: sợ hãi
- Dục tình: ham muốn
Trong phạm vi bài này, ta chỉ đề cập đến:
- Hỉ tình và Ai tình: lạc quan và bi quan.
- Nộ tình và Ố tình: giận dữ và hiền lành
- Cụ tình: sợ hãi và can đảm
Bi Quan và Lạc Quan
A. Bi quan.
1. Bi quan:
- Là cái nhìn buồn rầu.
- Người bi quan: Là người có cái nhìn lệch lạc, nên chỉ thấy toàn khía cạnh xấu của sự việc. Có thể ví người bi quan “mang kiến đen”, nên thấy điều gi cũng đen tối cả.
2. Tai hại của Bi quan.
- Người bi quan luôn mang tâm trạng buồn sầu, chán nản cuộc sống, nó hại cho thân mà còn lây lan cho người chung quanh, qua những tiếng thở dài, những lời chán nản, bộ mặt u sầu… Tâm trạng buồn nản sẽ đưa đến các hậu quả tai hại khác:
- Tâm lý: Chủ quan, sai lạc, đưa đến hành động sai lạc , hại.
- Thể lý: Dễ sinh bệnh, rối loạn thần kinh.
3. Trị liệu:
- Cần điều trị tận căn, tìm ra nguyên nhân:
- Nếu bi quan do bệnh tật thể lý: Cần đến bác sĩ
- Nếu do di truyền hay do hoàn cảnh làm cho bi quan: Hãy tạo trang thái vui tươi, thoải mái, nhất là rén đức tính lạc quan, yêu đời. (xem: để vơi nổi buồn, Tr. 106)
B. Lạc Quan.
1. Lạc quan:
- Cái nhìn vui vẻ, yêu đời.
- Người lạc quan là người có cái nhìn vui vẻ, yêu đời, yêu người. Họ bình tĩnh cứu xét vấn đề dưới mọi khía cạnh, cách vô tư, không khinh thường mà cũng không quan trọng hóa vấn đề, nhưng cân nhắc sự việc cách cẩn thận. Khi thi hành công việc, họ làm đến hoàn tất, với nụ cười vui tươi, do ý chí quả cảm và đanh thép.
2. Lạc quan giả hiệu và đích thực.
- Lạc quan có phải là nhìn đời cách dễ dãi. “mackeno”, không quan tâm, luôn cười hề hề, giao công tác cứ ừ hữ cho xong chuyện? Không!
- Lạc quan có phải là đầu óc vô tư như trẻ con, mải mê vui đùa mà bỏ bê công việc? không!
- Lạc quan có phải là luôn nhìn đời toàn là màu hồng, thấy mọi việc đều êm xuôi, dễ dàng, thấy người nào cũng là tri âm tri kỷ mà không biết dè dặt, sống khôn ngoan? Không!
3. Rèn luyện tính lạc quan.
- Giữ trí tuệ minh mẫn: Dùng trí khôn để nhận xét kỹ càng, nhìn mọi khía cạnh và phán đoán chính xác về người, về các biến cố và sự việc.
- Giữ cảm giác tinh tường: Cần chế ngự tính nhạy cảm bằng im lặng, thay đổi vị trí hay làm việc, để trở về thế quân bình.
- Giữ ý chí vững bền: là tập kiên nhẫn, cố gắng liên tục.
- Giữ thể chất tráng kiện: Vì thể chất khỏe mạnh là điều kiện tạo nên lạc quan. “Một tâm hồn lành mạnh trong một thể chất tráng kiện”.
- Giữ nụ cười trên môi: Vui cười làm cho tâm hồn nhẹ nhàng, tạo thiện cảm cho người chung quanh, làm cơ bắp duỗi ra, thần kinh căng thẳng, hạch bài tiết dễ dàng.
4. Bí quyết vun trồng tính lạc quan:
- Sống tin tưởng phó thác: Thiên Chúa luôn yêu thương, chăm sóc mọi người: “sợi tóc trên đầu rơi…”
- Luyện khiêm nhường: Vì đức khiêm nhường nuôi lạc quan. Ai khiêm nhường thật sự sẽ thấy bình an trong tâm hồn.
- Tính hài hước: Tạo vui cười ý nhị trong cuộc sống chung.
Nóng Giận và Hiền Lành
A . Nóng giận.
1 . Nóng giận là gì?
- Đó là thái độ nóng nảy, bực tức trong lòng hoặc biểu lộ ra ngoài, khiến ta phẫn nộ người khác và muốn báo thù. “Nóng giận là cơn điên ngắn” (Seneca).
- Quả thực, khi nóng giận, mặt đỏ lên hoặc tím ngắt, mắt trừng, môi mím, tay nắm chặt, giọng nói run rẩy, gân cổ gân tay nổi to, tim đập mạnh, nhanh gấp 3 lần bình thường (180 – 220/phút)…
2 . Hai loại nóng giận:
- Giận dữ: Thường la ó, chửi rủa, đay nghiến, đấm đá…
- Giận hiền: Giận ngầm, rầu rầu, khổ tâm, cải êm thắm.
3. Tai hại Nóng giận:
- Nguồn gốc sinh ra thù hằn, báo oán, chia rẽ, giết người, loạn lạc trong gia đình và xã hội.
- Làm mất quân bình, mất khôn,làm tâm thần rối loạn, cản bước tiến trên đường trọn lành, khó cầu nguyện…
4. Phương thế diệt trừ nóng giận:
- Thể chất: Ăn uống chừng mực, kiêng món ăn kích thích như rượu, thịt, gia vị, siêng tắm mát sạch sẽ.
- Tinh thần: Tập tự chủ, luyện đức hiền hòa.
- Nội tâm: Cầu nguyện.
- Câu chuyện “ngậm ngụm nước khi nóng giận!”
B. Hiền lành.
1. Hiền lành là gì?
- Là nhân đức luân lý có đặc tính chế ngự và kiềm hãm khuynh hướng nóng giận, giúp ta nhịn nhục, chịu đựng những trái ý và đối xử hòa dịu với mọi người. hiền lành hình thành nhờ 3 yếu tố:
- Tự chủ: Đề phòng và chế ngự xúc động của tín nóng nảy.
- Nhịn nhục: Chịu đựng nết xấu tha nhân.
- Tha thứ: Đối xử khoan dung với người, cả kẻ thù.
2. Hiền lành giả hiệu:
- Là hạng người có cử chỉ hiền hòa, khiêm nhu, nhưng chỉ cần một lời nói khích hay một sỉ nhục nhỏ, thì tức khắc lên mặt kiêu hãnh không ngờ. Một hạng giả hiệu khác là người nhu nhược.
3. Luyện tính Hiền lành.
- Diệt trừ tính nóng giận ngay lúc đầu.
- Tỏ ra tế nhị trong lời nói, cử chỉ, hành động.
- Cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa, hạnh Thánh.
- Quyết tâm không bao giờ tức giận, vì thấy mình còn nhiều khuyết điểm.
Nhát Sợ và Can Đảm
A . Sợ hãi.
1. Sợ hãi là gì?
- Đó là tình cảm bất an vì lo âu, khi đứng trước một nguy hiểm sắp xảy ra. Nguy hiểm đó có thể thuộc tinh thần hay vật chất, có thể sự thực hay tưởng tượng, tự cảm thấy không thắng nỗi nên sinh lo âu, sợ hãi.
2. Nhát đảm là gì?
- Nhát đảm là hình thức của sợ hãi, nhưng thường là loại sợ hãi khi gặp nguy hiểm tinh thần, phát sinh do óc tưởng tượng.
3. Nguyên nhân sợ hãi, nhát đảm.
“Sợ hãi là căn bệnh tinh thần, phát sinh từ những nguyên nhân tâm – sinh lý và xã hội phức tạp” (Waterstone)
a. Thể lý:
- Bệnh tật, dị thường, nên sinh tự ti mặc cảm, xấu hổ sợ sệt.
- Thiếu sức khỏe, giai đoạn tuổi dậy thì, mất quân bình giữa thần kinh và cảm xúc.
b. Tâm lý:
- Tham danh, tự ái: Muốn được chú ý. Nhưng sợ bị phán đoán, muốn được hoan hô, nhưng hoài nghi khả năng, nên mất tự chủ.
- Tự ti mặc cảm: Nghĩ mình thua kém, không đủ nghị lực, tự chủ để vượt qua.
c. Xã hội:
- Nô lệ dư luận, sợ dư luận phê phán, chỉ trích. Muốn giải thoát tính sợ dư luận, cần có thái độ khiêm tốn, nhìn nhận khiếm khuyết và luôn cần phục thiện. Khi gặp lời phê bình, chỉ trích, ta thận trọng kiểm điểm đời sống, tham khảo, bàn luận với người khôn ngoan, kinh nghiệm để hành xử cho đúng.
- Ảnh hưởng gia đình: Thường bị dọa nạt, đánh đập….
- Chế độ học đường dùng phương pháp hành hạ, đe dọa để học sinh chăm học…
4 . Tai hại của nhát sợ.
a. Cá nhân.
- Hại cơ thể: “Sợ hãi nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, máu tứ chi rút về thần kinh trung khu, mặt tái, tim đập mạnh và nhanh, hơi thở hổn hển, run người, thất thanh, chân mềm quỵ ngã…” (Felix Thomas)
- Hại trí tuệ: Bị ám ảnh, phán đoán sai, quyết định mù quáng, óc tưởng tượng tự do hoành hành…
- Hại ý chí: Làm nhục chí, kiệt quệ khả năng tiến bộ.
b. Hại tập thể:
- Nhục hại cộng đoàn, gia đình, quốc gia.
5 . Vượt thắng tính nhát sợ.
a. Tiêu cực:
- Đừng sống theo óc tưởng tượng, kẻo sinh ra nản chí, mất tự tin.
- Đừng phán đoán chủ quan về giá trị chính mình và ngoại vật.
- Đừng quá nô lệ dư luận, vì “ Dư luận là luận dư”
b. Tích cực:
- Thể lý: Tăng cường sức khỏe, tập thể dục, bổ dưỡng.
- Tâm lý: bài trừ sợ hãi: bằng óc suy luận, ví dụ: Tại sao tôi sợ? Tôi sợ ai? Bằng ý chí: cương quyết chiến thắng nhát đảm: tự kỷ ám thị để thắng và can đảm.
- Siêu nhiên: Tín thác nơi Chúa Quan Phòng, mến Chúa hết lòng, hết trí khôn. “Nơi nào có lòng mến thì không sợ hãi”. “Thầy đây đừng sợ!”.
B . Can Đảm.
1 . Can đảm là gì?
- Can đảm (gan-mật) là đức tính giúp con người mạnh mẽ trong tinh thần và ý chí, cố vượt thắng mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ.
- Đức can đảm là giữ mực trung dung giữ hai thái cực sợ hãi và táo bạo (bướng bỉnh). Vì táo bạo phát sinh hành động liều lĩnh, khinh thường; còn sợ hãi đưa đến nhục chí, rút lui, ngại làm, cả hai đưa đến thất bại.
- Can đảm là dám làm dám chịu: Dám làm: Vì muốn thành công trên mọi lãnh vực, phải dám đương đầu với cái khó, cái khổ. Dám chịu: Là dám chấp nhận hậu quả, gian nan, thử thách, không nản chí, rên rỉ, đổ thừa…
2 . Lợi ích can đảm.
- “Đó là bể khổ”, có can đảm để chập nhận cuộc sống và biến lao khổ để trở thành niềm vui, tạo hạnh phúc cho mình và cho người.
- “ Có chí thì nên, có gan làm giàu”, can đảm giúp ý chí vững mạnh đưa đến thành công trong cuộc sống.
- Can đảm để chiến thắng 3 thù, hầu bảo vệ và phát huy tài năng, ân sủng Chúa ban.
- Để theo Chúa, để chiếm hữu Nước Trời, cần có sức mạnh thiêng liêng, đức can đảm giúp ta. “Từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày và theo Chúa…” (x. Mt 11,12; Lc 8,23).
3 . Rèn luyện đức can đảm.
- Cương quyết chế ngự tính nhát sợ.
- Tập lạc quan: “Sau cơn mưa, trời lại sáng”
- Cầu nguyện, xin ơn sức mạnh, dũng cảm để dám làm dám chịu, dám nhận chân giá trị để thi hành, dám nhận khuyết điểm để sửa sai.
- Gương Thánh Gioan Kim Khẩu khi bị kế hoạch hại:
- Kế hoạch 1: Bỏ tù: ông coi đó là dịp để tĩnh tâm, cầu nguyện và chịu khó vì Chúa.
- Kế hoạch 2: Lưu đày: đối với ông, đâu cũng là đất Chúa.
- Kế hoạch 3: Tử hình: chết là Tử đạo, được về bên Chúa.
- Kế hoạch 4: Bắt phạm tội! ông khiếp sợ nhất: Nhưng không được, người sợ tội là người mạnh nhất! “Nếu con chỉ sợ tội, thì không người nào mạnh hơn con” (Fx. Thuận. ĐHV).