Người lịch sự
Lịch sự là đặc điểm của một người có giáo dục, vì giáo dục nhằm giúp một người nên người hơn, nên Giáo dục nhân bản cần được khởi đầu bằng lịch sự.
Lịch sự là những hình thức Lễ phép bên ngoài, được xã hội thỏa thuận và tuân giữ, để cuộc sống chung giữa người với người được hài hòa, êm đẹp hơn.
Lịch sự là bông hoa thơm đẹp của cuộc sống con người, bông hoa ấy làm cho người lịch sự được kính trọng yêu mến, ngưỡng mộ.
Lịch sự là nhân đức
1. Lịch sự là gì?
- Là cách ” đối nhân xử thế hoàn hảo” là những hình thức lễ phép, do con người trong một xã hội thiết lập và công nhận, nhằm đối xử với nhau cách tôn trọng và làm đẹp đời sống chung.
2. Những nhân đức nền tảng của lịch sự
- Công bằng: Vì phép lịch sự dạy ta biết tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của người khác, cũng như muốn người khác tôn trọng ta. Lịch sự là kỹ luật bản thân để không xâm phạm đến tự do người khác.
- Bác ái: Để lịch sự với người khác, ta phải dẹp bỏ tính ích kỷ, chế ngự tính nóng nảy, thái độ thô tục…tạo bầu khí vui tươi, làm hài lòng người khác. Vì vậy có thể nói lịch sự là một sự cho đi, là đoá hoa của đức ái.
3. Cái “hồn” của lịch sự: Chân thành
- Lịch sự là hình thức kính trọng bên ngoài, diễn tả thái độ kính trọng bên trong. Nhưng có người nói: “Lịch sự là vua giả dối!”, vì kinh nghiệm cuộc sống, nhiều người có những lời nói, cử chỉ, tác phong rất lịch sự, không thể chê được nhưng không được mọi người cảm mến, hoặc có thiện cảm ban đầu, còn thời gian sau, biết họ rất ác hiểm, lường gạt!
- Tại sao? Lý do là vì “vẻ lịch sự của họ” chỉ là cái vỏ bề ngoài, thiếu cái hồn là sự chân thật. Sự chân thành đòi hỏi thái độ bên trong phải đẹp như thái độ lịch sự bên ngoài.
- Lịch sự mà thiếu chân thành, chỉ là một thứ giả hình!
Lịch sự là bổn phận
1. Đối với Chúa
- Vì Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên ta; đã cứu chuộc ta và luôn yêu thương, lo lắng cho ta nên ta phải lịch sự với Ngài một cách đặc biệt: Tạ ơn Chúa sau một ngày sống, dâng ngày cho Ngài vào mỗi sớm mai thức dậy; luôn tưởng nhớ đến Ngài mọi nơi mọi lúc dù khi anh em ăn, dù khi anh em uống hay làm bất cứ việc gì cũng hãy làm vì sáng danh Chúa.
2. Đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ
- Đó là những người đã quãng đại cộng tác với Chúa trong việc sinh thành và dưỡng dục ta nên lịch sự với tổ tiên, ông bà, cha mẹ chính là sự thảo hiếu, tôn kính và vâng lời, giúp đỡ đặc biệt là cầu nguyện cho các Ngài.
3. Đối với người phụ trách
- Là những Người thay mặt cha mẹ dạy dỗ, huấn luyện, hướng dẫn ta trong cuộc sống chúng ta cần lịch sự qua tâm tình tôn kính, yêu thương thể hiện qua thái độ lễ phép, cởi mở, chân thành. ” Hãy quên những việc tốt ta làm, nhưng đừng quên những ân huệ nhận được”.
4. Đối với mọi người
- Hãy yêu tha nhân như Chúa yêu thương chúng ta, lịch sự tôn trọng mọi người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ …
5. Đối với chính mình
- Có lịch sự với bản thân mới có kỹ năng lịch sự với người khác. Ai bất nhã với chính mình thường hay vô lễ với tha nhân. Lịch sự với bản thân là sống sạch sẻ, tề chỉnh, nết na.
Những câu nói cửa miệng của người lịch sự
1. Kính chào
- Hàng ngày, chúng ta gặp gỡ tiếp xúc với bao hạng người. Gặp nhau, câu nói trước tiên chính là lời chào chân thành, kèm theo sự cúi đầu, bởi theo nụ cười thân thiện
2. Cám ơn
- Là tiếng nói để bày tỏ lòng biết ơn với người làm ơn cho ta, như khi nhận được món quà, khi được giúp đỡ, được chỉ dẫn… Tiếng cám ơn làm mát lòng người làm ơn, nhờ đó họ giúp đỡ cách tận tình và sẽ giúp đỡ thêm nữa. Khi được cám ơn, ta cần có lời đáp trả với tùy người: “Dạ không dám, không có chi, đó là bổn phận của con”.
3. Xin lỗi
- Là lời nói để nhìn phận sự phiền, xúc phạm, va chạm của ta đối với người khác. Nhờ lời xin lỗi, ta sẽ hóa giải tính nóng nảy, sự đau buồn của người khác. Khi được xin lỗi: “Không sao đâu”, chứ đừng cự nự, cằn nhằn.
4. Làm ơn, Xin phép; Xin vui lòng ….
- Là những câu nói để mở đầu cho một yêu cầu, một lời đề nghị giúp đỡ. Nhờ câu nói này, người khác sẽ vui lòng, nhín thời giờ, bớt công việc để chiều theo ý muốn của ta.