Thư Từ
1. Thư từ
- Là phương tiện giúp ta bày tỏ tư tưởng, tình cảm và gởi thông tin liên lạc với người xa cách.
- Có nhiều loại thư: gia đình, ngoại giao, nghề nghiệp, tình cảm, báo tử, tuỳ thể loại mà ta có lối viết khác nhau. Thông thường lối văn viết thư cần gọn gàng, rõ ràng từ ngữ lịch sự để người đọc hài lòng.
- Lưu ý: ”lời nói bay đi, chữ viết còn mãi”, nên đừng viết những gì mà sau này đọc lại ta phải… xấu hổ !
2. Viết thư
- Nội dung thư: Ghi địa chỉ, ngày tháng năm.
- Mở đầu: Lời chào chúc, thăm hỏi cách vấn tắt.
- Kế đến, diễn tả những điều mình muốn: cám ơn, chúc mừng van xin, ước nguyện.
- Kết thư: Bày tỏ lòng yêu thương kính trọng biết ơn.
- Nếu là người Công giáo, ở phần kết thư ta có thể bày tỏ tình thân ái trong Chúa Kitô và hiệp thông cầu nguyện.
- Nếu đã viết xong còn muốn viết bổ túc, thì để TB (Tái Bút) hoặc P.S (Post scriptum).
- Hình thức: Viết trên giấy sạch, viết rõ, không bôi xóa.
- Không nên viết kín hết mặt giấy, cần chừa lề.
- Ký tên và ghi tên họ, (kèm địa chỉ).
- Cách đề bao thư: Tên, chức vị, địa chỉ.
3. Cần lưu ý
- Người lịch sự thường ứng xử theo nguyên tắc: Nhận thư phải trả lời thư, càng sớm càng tốt.
- Về cách gởi thư tay, công thức ghi ngoài bao thư.
- Tuyệt đối không bao giờ tò mò xem thư người khác, nếu họ chưa đồng ý.
Danh Thiếp (Carte visite)
Danh thiếp là những thiệp nhỏ, ghi họ tên, chức vị, địa chỉ người dùng.
Công dụng: Để tặng địa chỉ, để kèm theo khi tặng quà, để trình danh tánh khi đến nhà lạ, để báo tin đến thăm trong lúc chủ vắng nhà (nhớ bẻ góc). Khi sử dụng trong dịp là mừng chúc, lễ tang, có thể viết trên danh thiếp và dòng chữ…
Điện Thoại
Ngày nay, điện thoại là phương tiện giao tiếp thông dụng, ta cần biết sử dụng lịch sự.
- Mục đích: Điện thoại là để thông tin, liên lạc, để nói những chuyện khẩn cấp, quan trọng, đừng nên sử dụng để nói chuyện phù phiếm.
- Cần lựa giờ thuận tiện để liên lạc. Tránh những câu xã giao dài dòng nói vừa đủ để thông tin và tiết kiệm thời giờ (tiền bạc).
- Cách sử dụng: Ta cần học cách cầm, cách nói qua điện thoại. Nên biết những câu nói khi gọi đi, khi nhận điện và những câu kết thúc cuộc điện đàm.
1. Khi gọi
- Cần chuẩn bị nội dung và số máy : biết mình sắp nói gì, sắp nói với ai?
- Khi bắt đấu nói: Hãy xưng danh tánh và ý chính cuộc nói chuyện cách lịch sự.
- Nếu gọi lầm số, có thể hỏi lại: “Xin lỗi, có phải máy số… .không?”. Rồi câu ”Rất tiếc”. “Tôi nhầm số, xin lỗi”.
- Đừng la hét, quạu quọ, ra cử điệu lung tung khi điện đàm.
2. Khi nhận điện thoại
- Nếu là nhà riêng, khi nhấc máy, chỉ cần nói “Alô”, hoặc “Xin chào”. Nếu là người giúp việc, hoặc khác trọ, thì nói: “Alô, đây là nhà của Ông…”.
- Nếu gặp khách lạ, người muốn nhắn tin, thì hỏi: “Xin vui lòng cho biết quí danh”.
- Tôi đang hân hạnh tiếp chuyện với ai? Tôi có thể chuyển lời giúp ông được không?
- Nếu là Nhà Chung: “Nhà thờ… xin nghe”, hoặc “Dòng… xin kính chào quí khách”.
Tặng quà
1. Mục đích (ý hướng) Tặng quà.
- Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến.
- Để thông phần niềm vui và muốn là vui lòng người.
- Để chúc mừng, lưu niệm, bày tỏ tình cảm, luyến thương.
- Mục đích xấu nhất: Đó là lợi dụng, mua chuộc tình cảm, hối lộ.
2. Ý nghĩa và giá trị quà tặng
- Tùy dịp, tùy loại quà, tùy ý hướng mà quà tặng mang những ý nghĩa và giá trị khác nhau, nhưng tựu trung 3 giá trị:
- Giá trị vật chất: Món quà được tính theo giá bán thị trường.
- Giá trị tinh thần: Biểu hiện tình thương sự chọn lựa và trao ban.
- Giá trị thiêng liêng: Món quà có mang biểu tượng và ước nguyện.
3. Cách tặng quà: “Cách tặng còn quí hơn quà tặng”
- Trước khi chọn mua quà và tặng quà, nên suy nghĩ: Tôi muốn tặng cho ai? Vào dịp nào? Họ thích gì? Tôi có ước nguyện gì qua món quà?
- Món quà tình nghĩa không cần đắt tiền, quan trọng là cách thể hiện tình cảm qua cách chọn quà, gói quà và trao tặng quà với tất cả sự quan tâm, trìu mến của người tặng đối với người được tặng.
- Cần chọn đúng quà, đúng nghĩa, nếu trái ngược, sẽ phản tác dụng!
- Lưu ý việc tặng hình (cho người khác phái)
4. Cách nhận quà
- Người nhận quà có bổn phận biết ơn: nên bộc lộ sự vui mừng và cảm nhận giá trị, tìm thấy ý nghĩa của món quà.
- Nên bày tỏ đôi lời cảm ơn, hoặc bằng lời, hoặc bằng thơ.
- Có thể tìm dịp để đáp trả: “Đã nhận nhưng không, hãy cho nhưng không”.
Tặng hoa
Tặng hoa đã trở thành tập tục quốc tế, mang ý nghĩa và có giá trị quan trọng.
Tặng hoa cũng là việc thể hiện tình yêu, lòng kính trọng, mộ mến đối với người được tặng, nhất là làm cho nghi lễ thêm long trọng.
Nên biết: Ý nghĩa của từng loại hoa, sắc màu của hoa, số lượng hoa, cách bó hoa, lẳng hoa, dịp tặng nào phù hợp loại nào.