Làm sao khích lệ người khác?
- Là làm người khác phấn chấn.
- Sử dụng phương pháp cảm hoá.
- Làm khôi phục lòng tin.
- Dựa vào sự chân thành làm cảm động người nghe.
- Giữ hình tượng thật thà chất phác.
- Lời nói có sức thu hút của nhân cách.
6 CÁCH KHÍCH LỆ NGƯỜI KHÁC
1. Cách làm người khác phấn chấn.
- “Sử dụng phương pháp Ám thị”
- Hiệu quả lớn nhất của Ám thị là tạo ảnh hưởng lên tâm lý người khác, khiến họ tự động tự phát chứ không hoàn toàn nghe theo lệnh người khác.
- Bí quyết là: Sử dụng lặp đi lặp lại, đó là cách tạo cho người nghe cảm nhận bản thân họ có một niềm tin, khiến họ tự động tự giác làm và làm cách kiên trì.
- Vd: Trong một cuốn băng luyện tập Anh ngữ, có một câu mang tính ám thị như sau: “Tôi là học sinh mới đậu vào Đại học năm nay, tôi chỉ bỏ ra hai tháng để học hết cuốn băng này”.
- “Chỉ bỏ ra hai tháng!”, một câu đơn giản, ngắn gọn. Nếu bạn mở cuốn băng này hai mươi lần thì bạn sẽ nghe được hai mươi lần “chỉ bỏ ra hai tháng” bạn có thể học xong, một thúc đẩy vô hình, một quyết tâm hùng mạnh được khơi dậy, làm tăng trạng thái tâm lý hi vọng ở người khác, khiến họ tăng nhan tốc độ hoàn thành công việc: đó là bí quyết Ám thị.
2. Thường xuyên sử dụng phương pháp Cảm hoá.
- Thông qua sự ca ngợi người khác để đạt được mục đích cảm hoá là một phương pháp khích lệ tốt. Có thể xem đó là lời lẽ học đường. Đó là cách đánh giá họ cao hơn một chút, như thêm “thuốc bôi trơn” lên thực lực vốn có của bản thân họ, từ đó họ sẽ sáng tạo ra thành tích mới, bước lên một nấc cao hơn.
- Dùng phương thức tự trách mình, thay vì quở trách người, sẽ dễ cảnh tỉnh người khác. Người vợ muốn chồng không uống rượu nữa, có thể nói: “Em không muốn chồng em là người nát rượu!”. Đối với những người làm việc không hết mình, nếu không thì anh làm sao lại như thế!”.
- Nên nhớ, ngôn ngữ cấm chỉ hay ra lệnh thông thường đều sẽ gặp ba phản ứng:
- Kháng cự
- Phục tùng như máy
- Co lùi lại
- Khi muốn một người cảnh tỉnh bản thân, điều tối kỵ cần tránh là đừng để họ có cảm giác bị châm biếm, mạ lỵ, nếu không thì sẽ có nguy cơ tuyệt giao, chạy trốn, kháng cự.
3. Làm cho người thất bại khôi phục lòng tin.
- Nếu muốn khuyên một người từ trạng thái “bi quan” sang “lạc quan” để họ khôi phục lại lòng tin, thì hãy vạch cho họ thấy con đường hy vọng. Ví dụ:
- “Cửa đại học tuy khó vào, nhưng với thành tích của cậu mà nói thì chẳng có vấn đề gì”.
- “Cậu có thể thi đậu Đại học, tuy rằng thi Đại học rất khó”.
- Có thể cách nói (1) hữu hiệu hơn (2), vì nó lưu lại ấn tượng sâu sắc hơn và làm lay động trong lòng người. Một lần, hai lần, nhiều lần, họ sẽ bất giác dung nạp mầm mống hy vọng, dũng khí sẽ cuồn cuộn dâng trào lạc quan.
4. Dựa vào sự chân thành làm cảm động người nghe.
- Điều cần nhất để diễn giảng thành công là: diễn giảng với tất cả sự chân thành làm cảm động người nghe.
- Khi diễn giảng, đừng kéo thời gian diễn giảng quá dài. Diễn giảng trong 3 phút không phải là một việc khó, không đòi hỏi nhiều khó khăn. Nếu bạn có ước muốn diễn giảng thành công, muốn người nghe cảm động, thì bạn nên diễn giảng vừa phải, với tất cả sự chân thành trong khi diễn đạt.
5. Giữ hình tượng thật thà chất phát.
- Học tập kỷ thuật nói chuyện cố nhiên rất khó. Vận dụng ngôn ngữ khéo léo như thế nào để lời nói được êm tai dễ nghe, đây cũng là một việc rất nguy hiểm. Vì nếu bạn cố trau chuốt làm cho lời nói quá ngọt ngào, thì người nghe cho rằng bạn là một người rất trải đời, rất khôn khéo và lắm khi họ chỉ khâm phục tài nói chuyện rất giỏi mà thôi.
- Nếu bạn nhất định muốn cho lời nói được êm tai dễ nghe mà nghĩ trăm phương nghìn kế để hết sức tu từ, thì sẽ dễ tạo ra cảm giác giả tạo. Nên nhớ: Tình cảm chân thật nhất, chính là lúc tuỳ ý phát biểu mà không có sự chuẩn bị trước. Chỉ cần ngôn ngữ hành vi của bạn như bình thương, lời lẽ của bạn thẳng thắn chân thành, thì cho dù bạn có lỡ lời cũng không đến nỗi nào.
- Chỉ cần bản chất của bạn cao nhã, bất kể khả năng nói chuyện của bạn hay, dở, thì những lời nói ra đều có cảm giác ý vị. Vì vậy, không cần phải cố sức làm cho lời nói trở nên êm tai dễ nghe. Ý vị tự nhiên của ngôn ngữ là quan trọng nhất, chỉ cần xuất phát từ đáy lòng của bạn thì cũng đủ đi vào nơi thâm sâu nhất của tâm hồn người nghe.
6. Lời nói cần tỏ ra có sức thu hút của nhân cách.
- Đại triết gia Hy Lạp cổ Aristote cho rằng: Điều kiện quan trọng nhất của người diễn giảng chính là cần có nhân cách cao thượng. Nhân cách đó là nguồn hấp lực cá tính, tình người và tính hài hước.
- Điều quan trọng khi diễn giảng, trước tiên cần biểu lộ sức thu hút của cá tính. Ví dụ: Bạn thuộc kiểu người thành thật, mộc mạc, thì tuyệt đối không được nói ra những lời huỷ hoại ấn tượng ấy, mà nên cố gắng nói ra những lời hoà nhịp với bản chất mộc mạc của bạn.
- Nếu bạn muốn dùng tiếng cười châm biếm để làm cho người khác vui cười, thì sau khi tiếng cười đó kết thúc, bạn cần để lại trong lòng người nghe một cảm giác ấm áp nào đó. Chính là sự ấm áp tình người ẩn chứa trong tiếng cười châm biếm, chứ không phải là tạo cho người nghe một cảm giác “bị móc lò”.
- Một cuộc diễn giảng thành công không chỉ để chọc cười, mà còn là nói ra những lời hóm hỉnh hài hước nhiều ý vị. Sự hình thành những lời hóm hỉnh hài hước không chỉ dựa vào óc khôi hài, mà còn có tình người nồng hậu, nhẹ nhàng, khiến người nghe có cảm giác vấn vương lâu dài.