Đã là người, ai cũng muốn được xem là người trưởng thành, thông minh, người ta gắn liền sự trưởng thành với tuổi tác. Thật ra, trưởng thành vốn là một giá trị phổ quát mà mọi người đều mong đạt được, nhưng được xem như là trưởng thành và thật sự là người trưởng thành là hai thực tại khác nhau.
I . Ngộ Nhận Về Trưởng Thành.
Người ta dễ dàng gán cho sự trưởng thành những yếu tố không phù hợp với bản chất của nó. Sau đây là ngộ nhận về trưởng thành:
1. Trước hết, người ta cứ tưởng trưởng thành không hề bị ảnh hưởng sự xấu:
- Xã hội ngày nay cứ xem chuyện sai trái là chuyện của trẻ con, còn người người lớn thì không bị cám dỗ, như ghi chú: “Phim dành cho người lớn: Cấm trẻ em dưới 18” như thể người lớn “không hề bị cám dỗ”.
- Thật ra, người trưởng thành thật sự thì biết thế náo đúng sai, không cần ai nhắc nhở họ chuyện ấy nữa. Người trưởng thành thì hành động theo sự xác tín cá nhân và theo lương tâm ngay thẳng.
2. Thứ hai:
- Người ta tưởng rằng người trưởng thành thì không thể sa lầm. Thật ra trưởng thành không hề có nghĩa là miễn chuẩn trước sai lầm và có câu trả lời đúng cho tất cả mọi sự. Socrate có nói: “người khôn ngoan nhất là người biết nhận ra sự ngu dốt của mình”.
- Như vậy, càng trưởng thành, càng tỏ ra khiêm tốn. Người không bao giờ chấp nhận mình có sai lầm và không chấp nhận sự phê bình hay quan điểm của người khác, họ khó có thể là một người trưởng thành, bởi họ luôn xem mình đúng, mình là trọng tâm của vũ trụ.
3 . Cuối cùng, trưởng thành không hề đồng nghĩa với cứng nhắc:
- Có người tưởng rằng trưởng thành thì luôn luôn nghiêm trang. Thật ra, nét đẹp của sự trưởng thành chính là sự hài hoà. Người trưởng thành là người biết lúc nào cần nghiêm chỉnh, khi nào cần tươi cười, biết nhận ra sự khác biệt và giá trị của người khác, của mỗi hoàn cảnh, trường hợp, thời điểm khác nhau.
- Người trưởng thành như vậy là người biết linh động thích ứng, chứ không khư khư bám vào pháo đài cổ lổ của mình và khước từ mọi khoan nhượng trước những quan điểm của người khác.
II. Trưởng Thành Đích Thực.
- Theo nghĩa thông thường nhất, trưởng thành là sự thành toàn của bản tính, là đỉnh cao của tiến trình tăng trưởng nên loài vật và cây trái, trưởng thành hay chín muồi là hiện tượng thể lý.
- Còn nơi con người, ngoài bản chất thể lý còn có bản chất tinh thần. Nói đến trưởng thành là nói đến sự chín muồi của trong bản chất tinh thần. Sự trưởng thành ấy dĩ nhiên không lệ thuộc vào tuổi tác và thể lý.
- Người ốm đau có thể trưởng thành hơn lực sĩ; người thất học có thể thưởng thành hơn khoa bảng; một em bé 10 tuổi cũng có thể đạt trưởng thành, nghĩa là đạt bản chất tinh thần cao hơn những người có chức vị, lớn tuổi.
- Thứ đến, người trưởng thành là người biết biến những tiêu chuẩn và nguyên tắt ngoại tệ tại thành những sát tính cá nhân trong hành động.
- Tiến trình này còn được ý thức và tự do. Trẻ con cần phải áp đặc những, bởi vì chúng thường chiều theo khuynh hướng tự nhiên, cảm hứng nhất thời, hơn là nghĩ đến trách nhiệm tương lai.
- Biết nhìn xa, trông rộng, biết khép mình vào kỷ luật chung, đó là đức tín của người trưởng thành. Mọi hành động, không vì sợ người khác nhưng theo nguyên tắt và xác tín riêng.
- Sự trưởng thành cũng đồng nghĩa với sự hoài hoà trong bản thân. Trưởng thành chính là nhờ sự kết hợp của nhiều đức tín nhân bản để làm nên nhân cách của ta.
- Ý chí tình cảm, trí khôn, tất cả kết hợp hài hoà để tạo thành nhân cách con người. Bao lâu thiếu sự hài hoà ấy, con người vẫn chưa đạt trưởng thành.
- Bộ óc vĩ đại, nhưng lại có tâm hồn nhỏ bé; trí khôn bác học nhưng không làm chủ cảm xúc thì chưa đạt trưởng thành. Trưởng thành là vun trồng mọi đức tín và tổng hợp của nhiều giá trị mà con người đeo đuổi đạt sự hài hoà cho bản thân.
- Cuối cùng, trưởng thành là trung thành sống những cam kết của mình.
- Sống phù hợp với bậc sống của mình và chịu mọi trách nhiệm về hành động, lời nói của mình.
- Khi đã suy nghĩ và đã đoan thề thì giữ lời hứa xét cho cùng, trưởng thành thiết yếu, là người biết sống theo tiếng nói dân tộc và chân chính của mình.
III. Chân Dung Người Trưởng Thành.
- Người trưởng thành là người đạt sự thành toàn trong nhân cách, biết vun trồng mọi đức tính nhân bản, biết linh động thích ứng trong cuộc sống và cư xử hài hoà với mọi người.
- Người trưởng thành biết suy nghĩ chín chắn, phán đoán chính xác, hành động có ý thức và tự do, theo lương tâm chân chính của mình.
- Người trưởng thành chịu trách nhiệm và hành vi, lời nói, việc làm của mình, chấp nhận phê bình và sửa sai.
- Người trưởng thành khiêm tốn chấp nhận sự thật về mình, luôn gia tăng học hỏi, trau dồi kiến thức, tu luyện bản thân.
- Người trưởng thành luôn trung thành với lời cam kết kiên trì đeo đuổi mục đích biết tự chủ dục vọng và sống phù hợp với vật sống của mình.