Đức Nhân Ái
Là nhân đức dạy ta biết yêu thương tha thứ và phục vụ người khác, theo gương Chúa Giêsu Kitô.
1. Lý do yêu người.
- Xét về tự nhiên: ”Tứ hải giai huynh đệ” : Người trong bốn biển đều là anh em : cổ võ tình thương nhân loại.
- Xét về siêu nhiên: Từ Cựu Ước đến Tân Ước. Thiên Chúa, luôn dạy dỗ Dân Chúa, dạy chúng ta ‘Hãy yêu thương nhau’, như chúa đã yêu ta.
- Đức nhân ái dựa trên nền tảng: ‘Chúa là Tình yêu, ai yêu thương nhau là ở trong Thiên Chúa’. Chúa đã dựng nên con người sống hình ảnh Chúa và Chúa đã chết để cứu chuộc loài người vì yêu con người. Vì thế, Chúa muốn con người sống yêu thương nhau: ‘Hãy yêu nhau như Thầy yêu chúng con’.
2. Thực hành yêu người: “Yêu như Chúa yêu”.
- Yêu cả xác và hồn:
- Thương xác 7 mối: Cho kẻ đói ăn, Cho kẻ khát uống, Cho kẻ rách rưới ăn mặc, Thăm kẻ bệnh tật, tù tội, Cho khách trọ nhà, chuộc kẻ làm tôi, Chôn xác kẻ chết.
- Thương linh hồn 7 mối: Lời lành khuyên người, dạy kẻ mê muội, An ủi kẻ âu lo, Răn bảo kẻ có tội, Tha thứ kẻ tù, Nhịn kẻ phiền ta, Cầu nguyện cho kẻ sống kẻ chết.
- Yêu với mối tình phổ quát.
- Yêu mọi người, dù là người thù, ganh ghét, làm hại ta.
- Yêu bằng cách nhịn nhục và cầu nguyện cho người.
- Yêu là dấn thân phục vụ:
- Chúa Kitô vì yêu ta, đã đến ở giữa chúng ta, sống trọn kiếp người như ta, ngoại trừ tội lỗi (IX.Dt 4,15)
- Yêu là dấn thânhoạt động: Tích cực góp phần đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Yêu không là trên chót lưỡi đầu môi, mà ”Yêu đi rồi hành động”:
- Yêu là phục vụ: Yêu là cho đi sức khoẻ, thời giờ, khả năng, của cải… Càng cho nhiều, là dấu càng yêu nhiều. Cho đi những gì? Bậc thấp thất của tình yêu là bố thí tiền của, vật chất. Bậc thứ 2 là cho đi thời giờ, sức khoẻ của mình. Bậc cao nhất là cho đi cả mạng Sống (phục vụ người cùi) ‘Không có tình yêu nào cao quí hơn người thí mạng vì yêu’.
Nhân Từ
Sự Tha Thứ .Điều khó nhất trong sự yêu người : đó là sự tha thứ.
1. Tha thứ là gì?
- Tha thứ là nhìn nhận mình bị xúc phạm và đồng thời chấp nhận người phạm lỗi cần được yêu thương, tôn trọng, tha thứ.
- Tha thứ không là quên đi mọi lỗi phạm, sai trái, nhưng là để nó tan biến trong biển cả của tình thương, thiện hảo.
- Tha thứ không là yếu nhược, mặc kệ, bỏ qua… mà là can đảm làm cho sự thông cảm vượt qua tự ái cá nhân, tức giận, báo thù, để hoà giải với người xúc phạm đến mình.
2. Giá trị tha thứ.
- Tha thứ được gọi là ‘tuyệt đỉnh của tinh yêu’, vì nó đòi ta vượt qua từ yêu bản thân đến yêu kẻ thù, một tình yêu giống như Chúa Kitô trên Thập giá.
- Tha thứ là một nhân đức anh hùng, một khả năng của Thiên Chúa tình yêu.
- Tha thứ là việc trao ban cao cả nhất, vì không chỉ là cho đi tiền của vật chất, mà cho đi lòng tự ái, sự bao dung, cho đi cả con người của mình.
- Tha thứ là dấu của yêu thương thật, dấu của người con cái Chúa. Không yêu thì khó mà tha thứ!
- Tha thứ là làm điều thiện cho người gây khổ mình, vì khi tha thứ, họ không sợ báo thù, làm cho cuộc sống chung bình an.
3. Lợi ích của tha thứ.
- Tạo niềm vui trong lòng: Vì ta làm được điều thiện, không còn bận tâm trả thù, tâm hồn được thư thái, được an vui vì tin chắc rằng: ”Chúa sẽ tha thứ cho người biết thứ tha’?
- Tha thứ giải toả căng thẳng, làm cho cộng đoàn ta sống được nhẹ nhàng, không căng thẳng hàn gắn vết sứt mẻ trong các mối quan hệ, phá vỡ oán thù.
- Tha thứ là liều thuốc bổ dưỡng: tinh thần lạc quan, hy vọng và vươn lên trong cuộc sống chung.
- Tha thứ là chiến thắng trong cuộc chiến Tình yêu, là ”lấy tình yêu xoá bỏ hận thù’, làm tình yêu lan toả khắp nơi.
4. Luyện tập tha thứ.
- Thực ra, tha thứ là điều khó thực hiện, vì nó là khả năng của Thiên Chúa. Cần luyện tập và cậy trông vào ơn Chúa.
- Tập tha thứ từ những điều nhỏ nhặt thường ngày, để dễ dàng tha thứ những xúc phạm quan trọng đến danh dự, tự ái… Nên nhớ ”Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”.
- Dám tha thứ là dám chịu thiệt thòi, dám tin rằng: Cuối cùng thì ‘tình yêu sẽ thắng’, tha thứ có sức hoán cải lòng người.
- Cần tập ánh mắt nhân hiền, biết chạnh lòng thương người, như Chúa đã chạnh lòng thương ta. Hãy tập tha những ”món nợ nho nhỏ” vì Chúa đã tha cho ta “món nợ khổng lồ”.
- Siêng năng đọc và suy niệm Lời Chúa, luôn tự nhủ trong lòng mỗi khi bị xúc phạm : “tha thứ sẽ được tha thứ”.: ”Không có hoà bình, nếu không có công lý, Không có công lý, nếu không có thứ tha” (G.P.II)