Cử chỉ và điệu bộ (Dáng Điệu)
Nhìn cử chỉ, điệu bộ một người, ta đoán được nền giáo dục, văn hoá người đó hấp thụ, mức độ tự chủ và thái độ nội tâm họ đang có. Cử chỉ toàn thân nên tự nhiên, thẳng thắn, không buông thả, lệch lạc.
1. Tư thế Đi, Đứng, Ngồi
- Cách đi: Rất quan trọng, vì nó biểu lộ tính tình và tâm trạng của ta:
- Đi chậm, kéo lê dép: dấu của uể oải, lè phè, bệnh hoạn.
- Đi hấp tấp, đi rón rén, đi đánh vun tay: dấu của nhẹ dạ, lóc chóc.
- Đi cứng nhắc, đi hai hàng, nghênh mặt: dấu của kiêu căng, tự phụ.
- Đi nghiêm trang, bàn chân thẳng: dấu của trang nhã, đạo đức.
- Đi ngang qua chỗ người đang đứng, cần cúi đầu hoặc xin phép.
- Cách đứng: Là tư thế không di chuyển, cần giữ toàn thân cho thẳng.
- Đừng đứng một chân, dang rộng chân, tréo chân, đứng thọt tay vào túi…
- Đừng dựa vào tường, cây cối. Đừng đứng án mặt người khác.
- Dáng đứng đẹp, vững chắc là chắp tay phía trước, chân thẳng.
- Nếu đứng lâu, có thể đặt chân này sau chân kia một chút để dồn lực vào chân sau, tựa tay nhẹ vào bàn, vịn lan can, xách tay.
- Cách ngồi:
- Khi ngồi nói chuyện, tư thế nên thoải mái, giữ đầu ngay thẳng bàn tay để trên đầu gối hay mặt bàn, 2 đầu gối không quá rộng.
- Đừng đặt tay dưới gầm bàn hay kẹp giữa 2 đầu gối hoặc chóng chỏ.
- Đừng ngồi vắt chân, ưỡn ngực, run đùi hay gác chán lên bàn ghế.
- Trước khi ngồi, phải xin phép, hoặc đợi chủ mời mới ngồi.
- Nên đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động.
- Khi lên xe ôtô con, ta ngồi xuống trước, rồi xoay người rút chân lên.
2. Gương mặt
- Nét mặt: ”Trông mặt mà bắt hình dong”
- Đó là nơi người ta dễ nhận thấy đạo đức, tình cảm và nội tâm của ta: Cần tạo nét dễ nhìn, tự tin, duyên dáng, khiêm tốn trên nét mặt.
- Cần làm chủ gương mặt, đừng bộc lộ quá vui, quá buồn, quá sợ.
- Tập tỏ ra dễ thương, trang nhã sê gây thiện cảm, tin tưởng.
- Tiếp xúc với người lớn : nét mặt thành kính, khiêm tốn; Với người trang lứa: nét mặt hoà nhã, duyên dáng lịch thiệp. Với người nhỏ: nét mặt tình cảm, tận tình, độ lượng.
- Ánh mắt: Được gọi là cửa sổ tâm hồn; cần ánh mắt nhẹ nhàng, thanh thản, cái nhìn chân thành, quan tâm.
- Đừng liếc ngang liếc dọc, đá lông nheo: đa tình.
- Đừng nhìn chằm chặp: soi mói.
- Đừng đảo mắt lia lịa, chớp mắt: biểu lộ gian trá.
- Đừng trợn mắt nhướng mày: Cau có.
- Đừng ngó bâng quơ, hờ hững: lãnh đạm.
- Mắt nhìn lên: ngưỡng mộ; nhìn xuống: thương hại, coi thường.
- Mắt liếc ngang nhìn trộm, bẽn lẽn: nhút nhát, quyến rũ.
- Môi, miệng mũi
- Nên khép môi. Tập thở bằng mũi, vì hơi thở có mùi…
- Tránh gãy tiếng động khi hít, hỉ mũi, ợ chua, hắt-xì, huýt sáo.
- Đừng ngoáy mũi, cạy răng, bứt râu … khi giao tiếp.
- Giọng nói
- Lời nói luôn rõ ràng, minh bạch, vừa đủ nghe.
- Đừng nói quá to hay nói lí nhí, ấm ớ.
- Dùng từ: giản dị, dễ hiểu. Đừng tỏ ra học thức khi dùng từ ngoại quốc, triết lý… cho người bình dân.
- Tránh dùng từ thô kệch, bất nhã, tiếng lóng…
Về trang phục
1. Y phục
- Dùng để che thân, và còn góp phần tạo nên nhân cách biểu lộ chức vị, nghề nghiệp của một người.
- Nguyên tắc căn bản: Sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp chức nghiệp, hợp thời, hợp cảnh, hợp vóc dáng màu da.
- Đừng mặc đồ quá lòe loẹt, hở hang, quá sang trọng.
- Mặc y phục đúng nơi, đúng việc, cách kỹ lưỡng (cài nút, dây kéo…).
2. Giày, dép, guốc
- Vừa vặn, cần phân loại sử dựng cho từng dịp: Lễ bội, thể thao, dạo chơi, phòng ngủ, trong thà… Mang giày dép phù hợp với y phục, hoàn cảnh.
3. Đồ trang sức
- Cần hợp thời, hợp mức độ kinh tế và bậc sống mình.
4. Dùng dầu thơm
- Phù hợp mùi, mùa, nơi chốn và bậc sống.
5. Việc trang điểm
- Để tạo gương mặt tươi sáng hơn, cần nghệ thuật.