Chính Trực
1. Chính trực là gì ?
- Là ngay thẳng, nghiêm minh, thành thật.
- Người chính trực là người sống theo công lý, biết nói và hành động cách nghiêm minh, không thiên tư,tây vị.
- Đức chính trực là đức tính cần thiết của người lãnh đạo,để quản trị và hướng dẫn nghiêm minh.
2. Lý do không chính trực:
- Vì tình cảm chi phối: Nhát sợ, yêu thương sái mùa…
- Vì ảnh hưởng của xã hội, văn hoá, kinh tế: Ham giàu, chức vị cao…
3. Luyện đức chính trực:
- Nghe theo tiếng lương tâm ngay thẳng.
- Cái nhìn đức tin: Tập nhìn sự vật, con người và các biến cố theo cái nhìn của Chúa Kitô.
Thành Thật
1. Ý nghĩa.
- Các tên gọi khác: Chân thành, Chân thật, Thành tín …
- Thành thật, theo ngôn ngữ bình dân nghĩa là:
- “Bụng nghĩ sao nói vậy” không nói dối hầu lấy tiếng khen, hoặc che giấu cái dỡ của mình.
- Người thành thật là người không tự dối lòng mình không dối gạt người khác. Trong cư xử, ngôn ngữ, hành động họ luôn tỏ ra thực tình, tín nghĩa.
2. Lỗi nghịch của đức thành thật.
- Người không thành thật:
- Đó là hạn người: Giả hình, Dối trá, Lừa đảo, mưu mô, xảo quyệt, gian dối…
- Không thành thật trong sáng:
- Ngôn ngữ : Nói láo, nói khoác, thề gian, vu khống…
- Cử chỉ điệu bộ : Giả hình, giả bộ…
- Hành động : Làm chứng gian, thi cử ‘copy’, mua bán gian lận, lường gạt, chơi ăn gian…
- Nguyên nhân của dối trá.
- Sợ sệt và khoe khoang, đó là 2 nguyên nhân chính của dối trá. Đôi khi nói láo cũng vì dã tâm, ác ý, đam mê bất chính.
- Muốn sửa trị dối trá, phải tìm nguyên nhân rồi nỗ lực bài trừ.
3. Lý do giữ thành thật.
- Trong cư xử, giao tiếp lịch sự, chân thành là căn bản để được mọi người tín nhiệm và yêu mến. Ai cũng sợ ‘khẩu phật, tâm xà’, hoặc như lời của của Nguyễn Du: ‘Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao’.
- Bình diện siêu nhiên, chân thành vì Thiên Chúa là chân lý “Ta là Đường, là Sự Thật và là sự sống”(Ga 14.6).
- Thật thật, vì là anh em của nhau: “Anh em hãy bỏ dối trá, mỗi người hãy nói thật với người đồng loại, vì chúng ta là chi thể của nhau” ( Ep 4.25).
4. Lợi ích của thành thật.
- “Một con người chân thành luôn trọng chữ thành tín, nhất định sẽ được mọi người chung quanh ưu đãi, tha thiết”.
- Người thành thật thường được mọi người khâm phục, quí mến, tín nhiệm và cởi mở tâm tình.
- Trái lại, ngươi sống lừa dối, xảo trá, gian lặn, thì bị khinh bỉ và xa lánh.
- “ Bạn có thể lường gạt mọi người trong một thời gian và lường gạt vài người luôn mãi, song bạn không thể gạt luôn mãi hết mọi người (A.Lincoln).
- Sách Luận ngữ có câu: “Có 3 hạng bạn bè ích lợi: Bạn ngay thẳng, bạn nghe nhiều, bạn học rộng; và 3 hạng ngươi làm nguy hại: Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng, bạn nịnh bợ gian xảo”.
Công Bằng
Công bằng là của ai, trả cho người nấy.
1. Có 3 loại:
- Công bằng giao hoán:
- Tôn trọng quyền sở hữu, trao trả cho người khác những ai thuộc về họ: như mua bán…
- Công bằng pháp lý:
- Mọi cá nhân hoạt động theo những đòi hỏi của lợi ích chung.
- Công bằng phân phối:
- Phân chia nhiệm vụ và quyền lợi giữa các phần tử trong cộng đoàn cách chính đáng: nhà cửa, ruộng đất, việc làm.
2. Lỗi đức công bằng.
- Trộm cắp, cất giữ của người trái phép.
- Tham ô, lãng phí, lạm dụng của công.
3. Xây dựng công bằng xã hội.
- Chu toàn nghĩa vụ, bổn phận, quan tâm đến lợi ích chung sống tình liên đới, tương trợ trong cộng đoàn xã hội.
- Lưu ý: Đời sống cộng đoàn tu sinh, tuyệt đối tránh TRỘM CẮP.