Liêm là gì?
Thanh liêm, thanh sạch: Nghĩa là trong sạch, được hiểu trong sạch thể xác lẫn tâm hồn.
Người thanh liêm còn được hiểu là người trong sạch trong khi thi hành chức vụ, không tham nhũng, không hối lộ.
Sạch sẽ tâm hồn
- Tâm hồn sạch tội:
- Đó là một tâm hồn trong trắng, không vướng mắc tội lỗi, hoặc nếu có vướng mắc, thì biết ăn năn hối lỗi, và quyết tâm sửa đổi.
- Đức khiết tịnh:
- Là nhân đức giúp ta sống trong sạch trong tư tưởng, tâm tình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.
- Lỗi đức khiết tịnh:
- Trong tư tưởng, lời nói, hành động: khi suy tưởng, ước muốn hay thực hiện điều dâm ô.
- Giữ tâm hồn trong sạch: 3 điều.
- Cầu nguyện, lãnh bí tích, trông cậy ơn Chúa.
- Sáng suốt làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng.
- Sống đoan trang trong ăn mặc, đi đứng, giao tiếp bạn bè, người khác phái, nhất là xa lánh dịp tội.
Sạch sẽ thể chất
- Sạch sẽ thể chất là sạch sẽ về thân xác và đồ dùng
- “Sạch sẽ là mát mẽ con người”.
- “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon”.
- “Lành cho sạch, rách cho thơm”.
A. Sạch Sẽ Thân Xác:
- Người có giáo dục phải biết sống sạch sẽ, biết gìn giữ thân thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên, biết đánh răng, chải tóc, cạo râu, xỉa răng, cắt móng…
- Người có giáo dục cần lưu ý các vấn đề sau:
- Khạc nhổ, không được làm nơi công cộng.
- Khi hắt hơi, hỉ mũi, ngáp, ợ: Phải nhẹ nhàng, dùng khăn, tay che miệng.
- Tránh gãi đầu, ngoáy tai, cắn móng tay, bẻ ngón tay, cạy mũi nơi công cộng và trước mặt người khác.
B. Sạch Sẽ Trang Phục:
- Quần áo ảnh hưởng trực tiếp đến cá tính con người. Ta có thể thay đổi cá tính nhiều lần trong ngày, bằng cách đổi áo quần.
- Quần áo còn biểu hiện nhân cách con người. Qua trang phục người ta biết bạn là thuộc hạng người nào: Nghiêm chỉnh hay cẩu thả, lịch sự hay vô lễ, đơn sơ hay cầu kỳ, trí thức hay dốt nát, văn minh hay quê mùa.
- Cách trang phục: Phải sạch sẽ, vén khéo, giản dị, đúng đắn: đó là điều căn bản. Tránh ăn mặc lôi thôi cẩu thả, lem luốc, rách nát, hôi hám… tránh ăn mặc lòe loẹt, hở hang, kỳ dị… Cài nút khuy, dây kéo cẩn thận.
- Trang phục đúng nơi: Mỗi nơi, mỗi việc cần trang phục khác nhau: khi dự lễ, khi đến trường, khi vui chơi, thể thao, tắm, ngủ…
C. Ăn ở Sạch Sẽ:
- Nơi ở: Nhà cửa, phòng ngủ, giường chiếu: cần sạch sẽ, gọn gàng. Cần quét, lau, chùi, dọn dẹp, bỏ rác vào thùng.
- Ăn uống: Khoan thai, sạch sẽ, nhẹ nhàng khi ăn và uống… Học biết cách ăn với muỗng, nỉa, dao, đũa, chén dĩa… Nhường nhịn khi ăn chung, tránh xáo trộn để kén chọn thức ăn…
4. Lợi ích của người sạch sẽ:
- Thể chất sạch sẽ, thì thân xác khỏe mạnh, tránh đau ốm, bệnh tật.
- Tâm hồn sạch sẽ, sẽ thanh thản, thoải mái, minh mẫn, sáng suốt.
- Sự sạch sẽ thể xác sẽ giúp cho dễ dàng cầu nguyện, học hành, ngủ nghĩ.
- “Men sana in corpore sano” = tinh thần thanh thản trong thể xác tráng kiện.
5. Tai hại của kẻ dơ bẩn.
- Thường hay đau ốm, bệnh tật, truyền nhiễm.
- Gây phiền hà do mùi hôi hám là lỗi bác ái với người chung quanh!
- Biểu hiện thiếu văn hóa, giáo dục, bị khinh chê.